Người Việt tại Ukraina
Hiện nay đa số người dân Ukraina không tham gia vào các hoạt động chính trị như thời Liên bang Xô viết. Những người Việt nam đang làm ăn sinh sống tại đây cũng vậy. Tuy nhiên rõ ràng, dù muốn hay không,những biến động chính trị đang diễn ra ở Ukraina đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của tất cả cộng đồng người Việt tại nước này.
Cách đây khoảng 100 ngày (bắt đầu Maidan), giá ngoại tệ là 8,2 gripna/1 USD. Còn đến ngày hôm qua (các cơ quan nhà nước đầu não ở Crưm bị đánh chiếm, treo cờ Nga) thì đã trượt đến 12 gripna/1 USD, tại nhiều khu vực với giá đó cũng chẳng có mà mua. Vì ai cũng sợ chính biến lớn xảy ra, có sẵn ít ngoại tệ mạnh trong túi vẫn “trưng trắc” hơn.
Giá ngoại tệ trượt đến 150% chỉ trong 100 ngày, đó là kỷ lục mất giá mới của đồng nội tệ Ukraina (viết tắt là UAH). Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế Ukraina nói chung, và đên bà con Viêt nam nói riêng. Các nhà băng chỉ mua vào và không bán ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở các thành phố lớn của Ukraina nhu Kiev, Kharcov, Odessa, Donetsk, nơi có hàng ngàn người Việt Nam làm ăn sinh sống. Họ lo lắng, hốt hoảng vì tối đi ngủ, sáng dậy đã thấy mất rất nhiều tiền.Vì vốn đầu vào toàn tính bằng USD. Nhiều người đối mặt với nguy cơ mất hết cả tiền lãi của cả một năm làm ăn vất vả nơi đất khách quê người. Với thời giá thất thường như thế, bà con chỉ dám bán hàng cầm chừng, hoặc phải tăng giá bán để bù lại, nhưng giá cao thì hàng khó bán, càng thêm ế ẩm.
Những người làm ăn tại các chợ gặp khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn bài bản cũng không khá hơn. Các nhà máy làm việc với chế độ không bình thường, gây tâm lý bất ổn, không dám ký các hợp đồng xuất nhập khẩu lớn, lâu dài mà chỉ dám làm những phi vụ nhỏ cho chắc ăn mà thôi. Cộng với khủng hoảng kinh tế khắp nơi trên thế giới, nên cũng ảnh hưởng đến đầu ra.
Mấy ngày diễn ra tranh chấp tại Khu chính phủ ở Kiev, khắp nơi dân chúng đổ xô đi rút tiền tại các ATM, tại các chi nhánh ngân hàng. Các ngăn hàng thực phẩm trong siêu thị rỗng tuếch. Xe hơi đứng xếp hàng dài tại trạm xăng…mọi người dân nín thở lo lắng cho trường hợp xấu nhất nhỡ có xảy ra thì cũng còn cầm cự được một thời gian.
Anh Xoang-Diện có con học tại Kiev còn dự kiến đem xe lên để đưa cậu con trai duy nhất của họ đang học ĐH Kinh tế quốc dân Kiev tạm di tản về dưới thành phố Nhikolaev. Dưới đó, thành phố nhỏ, chưa có Maidan, tương đối yên ổn. Cháu Long sinh viên Bách khoa thì nói trường cháu lập ra các đội sinh viên tình nguyện để bảo vệ trường và các ký túc xá.
Chợ 7-KM bán buôn nổi tiếng của Ođessa, nơi có khoảng trên 2.000 người Việt Nam buôn bán, cũng chao đảo. Nhiều người cả tháng nay chưa bachin (mở hàng). Sức mua xuống thấp chưa từng có.Nhiều cửa hàng, công-ten-nơ bán hàng phải treo biển bán hoặc cho thuê. Bất ổn chính trị đã làm cho người đi mua sỉ ít hẳn, vì bản thân họ không bán được hàng tại địa phương, rồi thì đi đường cũng vô cùng nguy hiểm vào thời buổi loạn lạc này.
Anh Huynh, chị Nhung vừa qua làm hàng may mặc năm qua cũng kiếm được và đang dự định đưa thêm người từ quê Hưng Yên sang làm việc thì cũng ngừng lại. Chị Oanh Bắc quê Hà Nôi thì muốn bán bớt cửa hàng đi, để khi có biến thi chạy cho dễ. Anh Khanh mới đưa con gái từ Hải Phòng sang để ra chợ 7-KM giúp bố, thì quyết định tạm cho cháu về nhà cậu ruột trồng rau ở Kakhopka cho an toàn. Chị Mến tại Kherson nhận được Thẻ định cư mới định đưa con trai về VN chữa bệnh thì cũng hoãn vé vì sợ về rồi sẽ không sang được nữa. Mà bên này còn chồng, còn con gái và cả một đại gia đình.
Bản thân tôi, hôm 18/2 vào khoảng 17h,sau khi đón con gái đi học về,tôi định đi đến nhà anh bạn tại đường Lesy Ukrainky, đi được 3 km thì thấy đường xá khu trung tâm bị tắc nghẽn hơn mọi ngày .Tôi vẫn đi cố, vì hy vọng chỉ hơn 2 km nữa qua khu Maidan là sẽ lại thông thoáng hơn. Một điều bất bình thường là tôi thấy người đi bộ sao hôm nay nhiều thế? Nhìn qua kính xe ô tô thấy thời tiết đẹp, nắng chiếu vàng…Oh,điều dễ hiểu, các cô gái, chàng trai thấy thời tiết đẹp quyết định đi bộ để tranh thủ dạo chơi vậy thôi. Thực ra là hệ thống tàu điện ngầm của thành phố đã bị đóng cửa từ 16h rồi.
Khi đi đến khu Trường ĐH Tổng hợp Shepchenko trên đường Vladimirskaya, thì ôi chao! Quanh tôi hàng ngàn chiếc xe hơi bị đứng lại hết, không nhúc nhích. Tôi lấy điện thoại Life* gọi cho vợ và 2 con gái, mất sóng.Lấy máy Smartphon Kievstar* để kiểm tra tình trạng đường xá tắc nghẽn ra sao cũng không được. Hy vọng cuối cùng dùng máy MTC* điện được ít phút cho vợ con để giúp tôi xem trên NET đường nào có thể còn đi được về nhà? Vợ tôi bảo, anh ơi, đang đánh nhau to rồi, quân chính phủ xung đột với người biểu tình, nhiều người hy sinh rồi…Thôi thế là to chuyện rồi, dẫn tới nội chiến mất thôi. Và sau khi làm con tin cho kẹt xe khoảng 1h thì dòng xe mới nhúc nhích được ít một, và để đi 4 km về nhà tôi đã phải mất gần 5h. Về đến nhà, khác với mọi ngày 2 cô con gái chay ra đón bố, ôm hôn tôi như anh hùng từ chiến trận trở về.
Tai Kiev mấy hôm diễn ra xung đột ác liệt các nhà trẻ,trường học phổ thông cho các cháu nghỉ, đại học thì cho sinh viên tự quản. Chợ Troeshyna Kiev tạm đóng cửa sớm đề phòng bọn “tytushky”** kéo đến quấy rối.” Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, các cụ nhà ta đã dậy sao đúng thế. Không có việc cần, bà con người Việt bảo nhau không ra đường,tránh các đám đông, không bàn tán về chính trị ngoài đường phố. Các chợ lớn, chợ nhỏ ở thủ đô ế ẩm hẳn, đồng tiền mất giá, lại hứa hẹn một năm hạn nặng với bà con ta.
Đại sứ quán Việt Nam, các Hội đoàn VN tại Ukraina cũng ra thông báo kịp thời để bà con ta bình tĩnh và ứng xử đúng trước những biến cố chính trị ảnh hưởng đến làm ăn ,đời sống của bà con…
Hôm 27/2 Ngân hàng quốc gia đưa ra quy chế tạm thời để hạn chế người dân rút tiền ra khỏi Nhà băng. Sắp sụp đổ hệ thống nhà băng hay sao? Rồi đêm nay còn có tin Odessa, Dnhepropetrovsky là 2 thành phố lớn của Ukraina cũng sẽ lặp lại kịch bản Crưm. Một số nơi bắt đầu xuất hiện một số kẻ xấu tự xưng là người của Maidan đến gặp các doanh nhân “xin tiền ủng hộ” cho Maidan.
Còn chúng tôi, những người Việt đang làm ăn tại Ukraina hiện đang rất lo lắng băn khoăn, không hiểu tình hình có tốt lên không. Đành phải chờ đợi thôi, có lẽ phải dài dài…Những ngày sắp tới lại tiếp tục các cuộc xung đột giữa các bên…Còn chờ bầu cử tổng thống, bầu cử quốc hội...Vài tháng nữa, đó là cả một quãng thời gian dài. Ai cũng thấy mệt mỏi, riêng chúng tôi thì chỉ mong sao cuộc cách mạng Maidan này sớm chấm dứt để mọi việc sớm váo quỹ đạo của nó.
Được cái, đông đảo bà con ta tuy hơi hoang mang lo lắng nhưng vẫn tin tưởng là tình hình chính trị,kinh tế tại đất nước Ukraina xinh đẹp và mến khách này sẽ ổn định trở lại và sẽ lại bán được hàng.
Theo VietNamNet
TIN LIÊN QUAN
Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.
13/03/2022
Khoảng 800 người Việt từ Ukraine đã sơ tán sang Romania, con số thực tế có thể cao hơn do nhiều người không liên lạc với sứ quán hay các hội nhóm.
06/03/2022
Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến nhiều người băn khoăn chuyển tiền qua ngân hàng từ Nga về Việt Nam và ngược lại có khó khăn?
03/03/2022
Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, khi xứ Đông Dương xa xôi vẫn còn là thuộc địa Pháp, những người Việt Nam đầu tiên đã đến với nước Nga Xô Viết, vào nhập học tại Trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (KUTV).
06/11/2021
Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.
31/03/2021
Tyler Nguyen, cậu bé gốc Việt 11 tuổi đến từ Herndon, Virginia (Mỹ), đã trở thành ứng viên nhỏ tuổi nhất tham gia thi đấu cùng những người trưởng thành trong chương trình truyền hình BattleBots nổi tiếng nước Mỹ.
26/02/2021
Ca sĩ Đoan Trường nhớ lần đầu đặt chân tới xứ bạch dương 33 năm trước và những kỷ niệm trong 8 năm sống ở Nga.
“Bà Liên Xô” là tên gọi mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho PGS, TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người đã trải qua 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng có tới 65 năm dành để học tập, giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Nga học.
Tiến sĩ Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới.
05/06/2020