Vietnews.ru
Pháp luật

Quan chức Nga phải công khai chi tiêu

22/04/2011 (Đọc 3 phút)

Xem thêm:

Theo đó, một người nhận hối lộ 1 triệu rúp trở lên có thể phải nộp phạt gấp cả trăm lần số tiền đã nhận, hoặc đối mặt với 15 năm tù giam.

Tiền từ đâu tới?

Trước đó, có thông tin rằng, Nga đã sẵn sàng tiến hành một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng. Các quan chức chính phủ và thành viên quốc hội sẽ nhận được yêu cầu không chỉ kê khai thu nhập, mà còn cả chi tiêu của họ.

Thủ tướng Vladimir Putin đã chỉ thị cho chính phủ chuẩn bị sửa đổi quy định cần thiết.

Thói quen lối sống của các quan chức Nga sẽ được phản ánh cân xứng với nguồn thu nhập của họ. Trong năm 2008, Tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh cần chống tham nhũng, yêu cầu quan chức kê khai thu nhập của họ. Ông Putin thì đi một bước xa hơn khi yêu cầu quan chức, nghị sĩ công khai các khoản chi tiêu cũng như nói rõ tiền từ đâu tới.

Đây là bước đi cần thiết bổ sung cho việc kê khai tài sản. Vladimir Yuzhakov thuộc Trung tâm Phát triển chiến lược - một tổ chức tư vấn
ở Moscow cho biết: "Kê khai thu nhập chỉ có thể được thẩm tra thông qua mức chi tiêu cân xứng. Đây là điều được tiến hành ở hầu hết các nước phát triển và được coi là nhân tố chính trong cuộc chiến chống tham nhũng. Biết rõ mọi người chi tiêu thế nào sẽ cho phép có câu hỏi về nguồn tiền từ đâu tới và khiến cho quan tham không có cơ hội sử dụng công quỹ trái phép”.

Tịch thu, phạt tiền, điều tra hình sự

Nghị sĩ Viện Duma Dmitry Vyatkin nói: "Một nhóm đặc biệt đã được thiết lập để thực hiện cơ chế này. Đây là vấn đề phức tạp và các khía cạnh liên quan cần được xem xét chi tiết. Có lẽ nó sẽ đòi hỏi một đơn vị chức năng chuyên thu thập, xác minh và đánh giá những tài liệu kê khai”.

Nhiều quốc gia đã có biện pháp theo dõi chặt chẽ thu nhập của công chức. Ví dụ, ở Singapore, nếu không thể chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản thì tài sản sẽ bị tịch thu. Tại Nhật Bản, một quan chức có nguồn thu nhập thêm phải cung cấp báo cáo quý về hoạt động tài chính của mình. Còn ở Mỹ hay EU, sự chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu sẽ là lý do tốt để nhân viên thuế vụ “viếng thăm”.

Nghị sĩ Viện Duma Anton Belyakov nhấn mạnh: "Ngay khi một người đóng thuế với thu nhập hàng năm là 30.000 USD có một chiếc xe hơi trị giá 50.000 USD, anh ta sẽ nhận được cú điện thoại từ cơ quan chức năng, yêu cầu giải thích tiền từ đâu tới. Nếu không thể giải thích, may mắn nhất là nguồn tài sản không chứng minh được sẽ bị tịch thu. Còn tệ hơn, anh ta sẽ phải đối mặt với việc phạt tiền hay bị điều tra hình sự”.

Theo ông Belyakov, theo dõi mức chi tiêu là biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất, nhưng không nên giới hạn ở bản thân các quan chức.

Theo: VNN


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.

Pháp luật,

18/07/2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.

Pháp luật,

14/07/2022

Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.

Pháp luật,

12/07/2022

Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.

Pháp luật,

06/07/2022

Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.

Pháp luật,

30/06/2022

Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).

Pháp luật,

16/06/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.

Pháp luật,

12/06/2022

Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.

Pháp luật,

07/06/2022

Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).

Pháp luật,

25/05/2022

Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Pháp luật,

25/05/2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022