'Giải mã' tính cách của Tổng thống Putin qua gương mặt
Ông Putin (trái) và Giáo hoàng Francis sẽ có buổi nói chuyện về Ukraine vào ngày 10.6 - Ảnh: Reuters
"Khi tôi nhìn vào mắt ông Putin, tôi thấy ba thứ: Chữ K, chữ G và chữ B", đó là điều Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nói sau một lần gặp ông Putin, theo Reuters. Ông McCain muốn ám chỉ việc ông Putin không giấu được việc mình từng nhân viên của Úy ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB).
Ông Putin thể hiện nhiều cảm xúc, nhưng không phải ai cũng có nhìn nhận giống nhau về ông - Ảnh: Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng từng có một câu nói nổi tiếng sau lần gặp ông Putin (khi đó ông Putin đang là Thủ tướng Nga) năm 2001. Sau khi nhìn vào mắt ông Putin, ông Bush nói: "Tôi có cảm giác Putin là một phần linh hồn của mình..., ông rất đơn giản và đáng tin cậy". Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Nga năm 2011 lại có một câu nói cũng nổi tiếng không kém nhưng lại... ngược hẳn với nhận định của cựu Tổng thống Bush: "Tôi nhìn vào mắt ông, và tôi nghĩ ông không hề có linh hồn".
Trong bài viết đăng trên Reuters ngày 10.6, tác giả Dan Hill, một chuyên gia về nghiên cứu biểu hiện của khuôn mặt, nhận xét rằng ông Putin "thiếu một bộ mặt biết che giấu cảm xúc", tuy nhiên chính điều đó mang lại cho ông thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả.
Thứ nhất, ông Putin không giấu vẻ tức giận và thậm chí hung hăng, theo ông Dan Hill. Nhà phân tích này cho rằng khi ông Putin tức giận, ánh mắt của ông sẽ nheo lại, hung hăng tỏ rõ thái độ muốn đánh bại đối thủ.
Đối thủ của ông Putin là "ai"? Đó có thể là Georgia, Ukraine hay những người bất đồng chính kiến tại Nga, ông Hill nhận xét. Đó không phải thái độ tức giận thông thường, mà là biểu hiện khi người ta muốn kiểm soát vận mệnh chính mình và làm những điều mình nghĩ là tiến bộ, cần thiết.
Thứ hai, cảm xúc thường xuyên của ông Putin là sự sợ hãi. Điều này thể hiện qua một cái nhướn lông mày và phần miệng kéo rộng, ông Dan Hill nhận xét. Cảm xúc này phản ánh cái nhìn của ông Putin về thế giới và một sự khẳng định rằng: Nga gần như chắc chắn phải hành động.
Ông Putin đang lo lắng, sợ hãi hay chủ động hoàn toàn trong ánh nhìn này? - Ảnh: Reuters
Ông Dan Hill cho rằng sự sợ hãi khi pha trộn với tức giận sẽ tạo nên động lực cực lớn trong ông Putin, dẫn tới sự quyết đoán và khả năng hành động "bất chấp hậu quả".
Thứ ba, ông Putin luôn đượm buồn kể cả khi cười. Ông Dan Hill kể về lần ông Putin nhếch mép cười với ông Obama, nhưng đó không phải một nụ cười hạnh phúc. Ông Putin thường toát lên cảm giác "thất vọng, hối tiếc, tuyệt vọng", ông Hill viết. Vẻ buồn rầu ấy phản ánh sự cảnh giác cơ bản của ông Putin. Tác giả Dan Hill cũng cho rằng sự thiếu vắng nụ cười là tính cách chung của người Đông Âu, nơi mọi người cho rằng chỉ có kẻ ngốc chẳng biết quan tâm mới thường xuyên cười, cái "buồn" của ông Putin chính xác là phản xạ tự nhiên, luôn kèm theo cảnh báo nguy hiểm và sẵn sàng hành động.
Đằng sau những cảm xúc ấy dường như là một niềm tin sắt đá của ông Putin vào bản thân và nước Nga - Ảnh: Reuters
Dẫu vậy, sau tất cả những nhận định, niềm tin tuyệt đối vào bản thân và lợi ích của nước Nga mới là điểm cơ bản nhất để châu Âu có thể "hiểu" được ông Putin , thay vì cố nắm bắt ông từ những cái nhìn.
Theo http://www.thanhnien.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022