Vietnews.ru
Tham khảo

'Lý thuyết trò chơi' trong cuộc chiến dầu mỏ Nga - Ả Rập Xê Út

02/04/2020 (Đọc 7 phút)


Câu chuyện Ả Rập Xê Út và Nga lao vào một cuộc chiến giá dầu ngay giữa đại dịch toàn cầu thật không còn từ nào có thể diễn tả. Từ góc độ lý thuyết trò chơi, đó là một nước đi “thần thánh”.


Các nhà phân tích cho rằng sự sụp đổ của OPEC+ và việc cắt giảm nguồn cung đã giữ cho thị trường dầu khí cân bằng trong hai năm qua, nói một cách nhẹ nhàng thì chính sách đó là một sai lầm ngoạn mục, còn nặng nề hơn thì là một vụ "tự sát tập thể".


Một mô hình mới dựa trên phương pháp của các nhà toàn học đạt giải Fields danh giá là Pierre-Louis Lions và Jean Michel Lasry mô tả quá trình biến động của thị trường chứng khoán đã đưa ra những gợi ý khác cho một mô hình mới của thị trường dầu khí.


Để tối ưu hóa doanh thu từ khai thác dầu, các nhà sản xuất quy mô lớn với chi phí thấp như Ả Rập Xê Út - công ty độc quyền thống trị trong cách diễn giải lý thuyết trò chơi - phải cân bằng giữa giá cả và tham vọng chia sẻ thị trường.


Mặc dù OPEC luôn tuyên bố ổn định giá là nhiệm vụ chính của họ, nhưng thực tế đây là một mục tiêu khó nắm bắt. Mối quan tâm thực sự của OPEC là buông lỏng, mặc kệ cho chu kỳ thị trường xoay chuyển từ phục hồi đến bán tháo. Khi giá tăng cao, các thế lực độc quyền có lợi ích từ doanh thu cao hơn nhưng lại đánh mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh chấp nhận sản xuất với chi phí cao hơn (bởi họ thấy được công suất tiềm năng và khuyến khích đầu tư nâng cao công nghệ mới).


Tuy nhiên, phản ứng của Ả Rập Xê Út và OPEC là tăng chi phí sản xuất cao hơn nữa và khiến cho khoản đầu tư của họ ngày càng kém hiệu quả - do đó khiến họ dễ bị bán tháo. Sớm hay muộn, sự độc quyền của các thế lực thống trị sẽ giành lại quyền kiểm soát bằng cách tăng cường sản lượng của chính mình và bán ra thị trường với mức “phá giá”.


Nga và Ả Rập Xê Út đứng trước cơ hội chưa từng có để thử "dung tích" của thị trường dầu mỏ thế giới. Ảnh: Bloomberg


Thị trường dầu mỏ cần phải trải qua nhiều cú sốc để biến đổi sự độc quyền thống trị. Vào cuối những năm 1990, chất xúc tác tiêu cực đó là cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á. Trong vụ sụp đổ thị trường dầu gần đây nhất năm 2014, đó là cú sốc khủng hoảng nguồn cung của đá phiến Mỹ. Suốt từ đó tới nay, mô hình kinh tế này cho thấy, thị trường đã chờ đợi tín hiệu cho một cuộc khủng hoảng nữa, và lần này là do coronavirus.


Khó khăn tài chính không phải là điều gì quá xa lạ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khủng khiếp do coronavirus này gây ra gần như chưa có tiền lệ. Ảnh hưởng tổn hại của dịch bệnh lên nhu cầu tiêu thụ đang khiến Nga và Ả Rập Xê Út phải xem xét lại giới hạn của kho dự trữ toàn cầu. Dự trữ càng nhiều, giá dầu sẽ càng về 0. Nếu công suất khai thác đạt cực đại, giá dầu sẽ chuyển sang mức âm. Cứ như thế, kết cục có thể đến trong vòng vài tháng, thậm chí là vài tuần.


Không giống như trong lần sụp đổ của thị trường dầu năm 2014, giá dầu thấp hiện nay không thể thúc đẩy nhu cầu tăng lên bởi các hoạt động kinh tế bị hạn chế vì lý do sức khỏe cộng đồng, vì thế số dầu dư thừa này sẽ phải lưu kho. Các phép tính cho thấy trữ lượng dầu thô toàn cầu đã tăng hơn 100 triệu thùng trong tháng vừa qua, chiếm tới 63% công suất trữ lượng. Với các biện pháp cách ly phòng chống dịch ngày càng được thắt chặt, không ai nắm bắt được chắc chắn công suất hoạt động tối đa trên thực tế, bởi vì điều này chưa bao giờ được thực hiện.


Bởi vì Ả Rập Xê Út rất cần một kế hoạch tính toán kỹ càng để thúc đẩy sản xuất, các nhà phân tích dự đoán cổ phiếu của các doanh nghiệp nước này sẽ giảm xuống khi họ tăng nguồn cung. Nhưng thực tế là kho dự trữ của Ả Rập Xê Út đã đầy lên nhanh chóng kể từ khi cuộc chiến giá cả khơi mào.


Điều này cho thấy các bộ trưởng dầu mỏ của Nga và Ả Rập Xê Út đã bước vào cuộc họp mang tính sống còn của họ vào đầu tháng này để chuẩn bị đầy đủ cho sự gia tăng nguồn cung. Việc Riyadh và Kuwait gần đây đã giải quyết ổn thoả một cuộc tranh chấp cũ và cho phép họ khởi động lại các mỏ dầu chung đã bị bỏ không để đó từ lâu đã làm suy yếu quan điểm cho rằng quyết định của Riyadh xuất phát từ sau khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng.


Việc bán tháo sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất ở khắp mọi nơi nhưng sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho Riyadh và Moscow. Với chi phí thấp và dự trữ tài chính lớn, cả hai có thể chịu được tổn thất doanh thu từ khai thác dầu dễ dàng hơn hầu hết các nhà sản xuất khác đang trên bờ vực sụp đổ. Các lệnh trừng phạt dành cho Iran là một trường hợp điển hình.


Tuy nhiên, phần thưởng lớn nhất thuộc về OPEC là việc chế ngự dầu đá phiến đột nhiên trở nên trong tầm tay. Từ một phe chỉ trích OPEC, Mỹ lại trở thành người cổ vũ. Chỉ mới năm ngoái, các nhà lập pháp của Mỹ đã khởi động lại dự luật cũ chống OPEC, thì bây giờ đây, một nhóm thượng nghị sĩ từ các bang khai thác dầu mỏ của Mỹ đang cầu xin cắt giảm. Một nguồn tin cho biết, một thành viên của Ủy ban Đường sắt Texas, nơi từng quản lý nguồn cung trước OPEC, đã nói chuyện với liên hiệp các xí nghiệp về mục tiêu sản xuất chung – đặc biệt là của các công ty đá phiến.


Các quan chức Washington đang tiếp cận Riyadh về một thỏa thuận. Cơ quan Năng lượng Quốc tế, được thành lập vào năm 1974 với tư cách là một nhóm nhập khẩu dầu mỏ nhưng hiện mở rộng với các thành viên bao gồm một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đặc biệt chính là Mỹ, đã trừng phạt Moscow và Riyadh vì sự vô trách nhiệm của họ trong việc dần dần xoá bỏ các hạn chế sản xuất.


Lý thuyết trò chơi cho thấy các công ty chiếm thị phần nhỏ cũng thụ động thu về một ít lợi nhuận từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC. Tuy nhiên, kể từ khi trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Mỹ đã nhận ra rằng việc trở thành một “kẻ ăn không” có thể không còn là một lựa chọn hợp lý và đúng đắn nữa.


Lý thuyết trò chơi cũng cho thấy, lợi ích thị trường của Mỹ đã trở nên gắn liền với những người Nga và Ả Rập Xê Út. Bằng cách đe dọa buông lỏng thị trường, Nga và Ả Rập Xê Út có thể buộc các nhà sản xuất khác tham gia cuộc chơi của họ.


Giá dầu hiện tại không vững chắc và ổn định. Khi cơn bão dịch bệnh đi qua, bối cảnh thị trường dầu mỏ sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng đá phiến cuối cùng cũng đã trao quyền cho Washington sử dụng vũ khí dầu mỏ như một công cụ trong chính sách đối ngoại.


Theo Người đồng hành


Tags: Nga-Ả Rập Xê Út,dầu mỏ,APEC,
#dầu mỏ #Nga-Ả Rập Xê Út #APEC


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022