Giá dầu gây sốc, Nga nói điều đang nghi ngờ
Cựu Thủ tướng Nga cho rằng, thỏa thuận cắt giảm sản lượng theo cơ chế OPEC + đang khiến giá dầu Mỹ về mức âm.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Cựu Thủ tướng Dmitry Medvedev hôm 21/4 bình luận trên trang cá nhân rằng, thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới đây đã đẩy giá dầu WTI thấp ở mức âm.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Cựu Thủ tướng Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS |
"Những gì chúng ta chứng kiến liên quan đến giá dầu ở các hợp đồng kỳ hạn là hậu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng" - ông Medvedev viết trên trang cá nhân.
Ông Medvedev cũng khẳng định phía Nga sẵn sàng thảo luận với các đối tác để bắt đầu giao dịch dựa trên dạng hợp đồng mua hoặc trả thay vì hợp đồng mua dầu tương lai đang dẫn tới bi kịch của dầu WTI Mỹ.
Hợp đồng theo ông Medvedev đưa ra sẽ phù hợp với tình hình giá dầu dư thừa trên thế giới như hiện tại.
Với loại hợp đồng này, người mua chọn cách hoặc lấy sản phẩm từ nhà cung cấp hoặc trả tiền phạt cho đối tác.
Giá dầu thô WTI giao tháng 5 lao dốc thẳng đứng trong phiên giao dịch vào ngày 20/4, một ngày trước khi đáo hạn hợp đồng dầu tương lai.
Thực tế, gần ngày đáo hạn hợp đồng, giá có xu hướng tiệm cận với giá dầu thực tế của thị trường do bên mua cuối cùng của các hợp đồng dầu tương lai là các công ty lọc dầu, hãng hàng không, những bên thường sẽ nhận hàng hóa khi kết thúc hợp đồng. Ngoài bên mua cũng có người sẽ đầu tư vào các hợp đồng loại này.
Người nắm giữ hợp đồng dầu tương lai đến ngày đáo hạn 21/4 sẽ có nghĩa vụ nhận dầu thô tại Cushing, bang Oklahoma (cửa ngõ giao dầu WTI của Mỹ) trong tháng 5 bằng các hình thức như chuyển dầu vào đường ống chỉ định, kho chứa hoặc vận chuyển bằng xe chở.
Nhưng hôm 17/4, Goldman Sachs cho biết, các kho trữ dầu tại Cushing đã đạt 77% sức chứa và có thể không còn kho khả dụng vào đầu tháng 5.
Như vậy, giới đầu tư vào hợp đồng dầu tương lai bằng mọi cách phải bán được hợp đồng dầu trước ngày đáo hạn để tránh khả năng phải thuê kho chứa dầu, hiện có thể đã không còn.
Do việc khó tìm kho chứa cùng chi phí lưu kho cao, ngay cả trong điều kiện bình thường, nên nhà đầu tư không bao giờ nắm giữ khả năng về hợp đồng này cho đến ngày đáo hạn.
Truyền thông Mỹ cho biết, quy mô nắm giữ hợp đồng dầu giao tháng 5 đã giảm đáng kể từ đầu tháng 4, khi các nhà đầu tư lớn và quỹ ETF chuyển vị thế sở hữu hợp đồng dầu giao tháng 6.
Điều này được phản ánh rõ hơn nữa khi giá hợp đồng giao tháng 5 sụp đổ chỉ với khối lượng giao dịch 100.000 hợp đồng, chỉ bằng 1/10 khối lượng giao dịch của hợp đồng giao tháng 6 trong cùng ngày.
Bên nắm giữ hợp đồng giao tháng 5 gần đây chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ, không có khả năng tiếp nhận và lưu trữ dầu và buộc họ phải bán hợp đồng giao dầu tương lai bằng mọi giá.
Bob Yawger, Giám đốc hàng hóa tương lai tại công ty Mizuho (New York) giải thích: "Khi giá là -1 USD, điều này tức là họ sẽ trả 1 USD để đẩy 1 hợp đồng giao dầu tương lai tháng 5 đi".
Ông nói thêm: “Không còn kho khả dụng nên giá hàng hóa này dần vô nghĩa”.
Savanthi Syth, nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Raymond James, giá dầu thô tương lai giảm đã phản ánh rằng, thị trường không kỳ vọng ngành hàng không sớm phục hồi.
Lực cầu năng lượng thế giới có thể đã mất tới 30 triệu thùng/ngày, tương đương 30%, và đây cũng là con số bơm vào các kho trong 2 – 3 tháng trước. Ngay cả khi lực cầu quay lại thời trước khi xảy ra COVID-19, thế giới cũng phải mất rất lâu để tiêu thụ hết lượng tồn kho này.
The Guardian dẫn thông tin cho hay hiện có khoảng 160 triệu thùng dầu đang nằm trong các siêu tàu dầu neo ngoài khơi các cảng biển lớn nhất của thế giới, trong bối cảnh nhu cầu về dầu giảm sâu nhất trong vòng 25 năm qua vì dịch COVID-19.
Chi phí thuê siêu tàu dầu mỗi ngày đang lên đến 350.000 USD/ngày và dự kiến còn tăng nữa trong vài tháng tới. Vì thế nếu không đẩy kịp dầu trong tay, các nhà sản xuất phải chi nhiều tiền để trữ dầu.
Giữa lúc giá dầu Mỹ tụt dốc không phanh đến mức âm, Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa hẹn sẽ mua thêm tối đa 75 triệu thùng dầu thô để bổ sung vào Kho dầu chiến lược của Mỹ, một động thái nhằm giảm bớt áp lực cho thị trường.
“Chúng tôi sẽ làm đầy các kho dự trữ dầu mỏ quốc gia… Như các bạn biết là những nguồn dự trữ chiến lược. Chúng tôi đang tìm cách bổ sung tối đa 75 triệu thùng vào các kho dự trữ”, ông Trump phát biểu trong cuộc họp báo ngày 20/4.
Tổng thống Trump cũng giải thích cụ thể rằng ông sẽ chỉ mua số lượng dầu nói trên nếu được Quốc hội Mỹ cho phép hoặc chính phủ liên bang có thể cho thuê miễn phí các kho chứa dầu cho bên thứ ba.
Theo Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ, sản lượng dầu mỏ của Mỹ dự kiến giảm dưới 5% trong cả năm 2020, tuy nhiên trong ngắn hạn, biện pháp này vẫn chưa đủ để đối phó với tình trạng thừa nguồn cung. Bộ Năng lượng Mỹ hiện đang chuẩn bị cho các công ty của Mỹ thuê chỗ chứa 23 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược của mình.
Hiện 4 kho dự trữ dưới lòng đất dọc vùng Vịnh Mexico ở bang Texas và Louisiana, ở phía Nam nước Mỹ, chỉ có thể dự trữ được tối đa 727 triệu thùng dầu. Các kho dự trữ này thường được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp như cuộc chiến tranh Iraq năm 1991 và vào năm 2005 sau khi xảy ra siêu bão Katrina.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022