Ai tin Nga tháo chạy khỏi Venezuela?
The Hill khuyên Mỹ không nên ảo tưởng bởi ngay cả các biện pháp trừng phạt hiệu quả nhất cũng khó có thể thuyết phục Nga từ bỏ vai trò ở Venezuela.
Những động thái khó lường của Nga
Hồi giữa tháng 5 này, tập đoàn Rosneft của Nga thông báo thỏa thuận bán các tài sản của họ ở Venezuela đã kết thúc trong tháng 4. Tập đoàn này cho biết từ ngày 28/3, họ đã ngừng các hoạt động tại Venezuela.
Thông cáo của Rosneft có đoạn: "Thỏa thuận này, được tuyên bố hôm 28/3, đã kết thúc trong tháng 4/2020. Kết quả là công ty đã ngừng tham gia mọi dự án tại Venezuela, trong đó có cổ phần ở các doanh nghiệp sản xuất Petroperija, Boqueron, Petromiranda and Petrovictoria, các công ty dịch vụ ở mỏ dầu, và các hoạt động thương mại".
Rosneft của Nga đã giúp Venezuela Nicolas Maduro né các đòn trừng phạt của Mỹ bằng cách xuất khẩu tới 70% dầu mỏ của nước này thông qua các công ty con. Trước đó, khi Rosneft thông báo rời khỏi Venezuela, các quan chức Mỹ đã nhanh chóng tuyên bố họ giành được một chiến thắng cho chiến dịch trừng phạt của nước này.
Công ty Rosneft của Nga đã dừng hoạt động tại Venezuela |
Tuy nhiên, giới phân tích Mỹ cho rằng tuyên bố như vậy là quá sớm bởi Nga luôn biết ra tay đúng lúc và hiệu quả. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã chia tách Rosneft khỏi Venezuela, nhưng sự ra đi của công ty dầu mỏ này không đồng nghĩa với việc Nga sẽ từ bỏ Venezuela.
Theo tờ The Hill của Mỹ, đây chỉ là bước đi của Nga nhằm né tránh các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ trong bối cảnh suy thoái kinh tế khi thị trường dầu mỏ đã chạm đáy. Trên thực tế, Rosneft thoái vốn bằng cách bán các tài sản của Venezuela cho không ai khác ngoài Chính phủ Nga.
Như vậy, Rosneft đã tự thoát ra khỏi phạm vi trừng phạt của Mỹ. The Hill cho rằng giới chức Mỹ đã rơi vào "bẫy", hứa hẹn sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các công ty con có liên quan khi nào Rosneft kết thúc hoạt động tại Venezuela.
Việc chuyển giao tài sản của Rosneft ở Venezuela sang Zarubezhneft, công ty dầu mỏ khác của Nga, cho phép Rosneft tránh được các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ, vốn là một phần trong danh sách trừng phạt mở rộng hơn của phương Tây đối với Moscow. Nguy cơ Rosneft phải hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt đã tăng lên đáng kể khi sự thất vọng của các quan chức Mỹ gia tăng.
Giới phân tích lo ngại với “người anh em” của Rosneft ở Venezuela, Nga sẽ tiếp tục củng cố chỗ đứng ở Tây bán cầu. Bằng chứng là các nhân viên Rosneft có kinh nghiệm ở Venezuela đã được biệt phái đến Zarubezhneft. Điều này cho phép Nga đảm bảo cơ hội tốt nhất cho việc nối lại hoạt động một cách suôn sẻ khi điều kiện thị trường cho phép.
Tổng thống Nga V. Putin đang khiến Mỹ lên cơn đau đầu vì Venezuela |
The Hill cũng rất chú ý tới Giám đốc điều hành Zarubezhneft, ông Nikolai Rybachuk. Tờ báo Mỹ khẳng định ông Rybachuk không có kinh nghiệm trong ngành dầu mỏ nhưng là một người yêu nước từ thời Liên Xô, một cựu quan chức ở Angola, người luôn nhớ về những ngày làm việc ở đó cùng quân đội và tình báo Cuba. Điều này càng có ý nghĩa khi người Mỹ nhìn nhận vai trò không hề nhỏ của Cuba ở Venezuela.
Điểm đáng chú ý nữa được tờ báo Mỹ đề cập là việc ông Rybachuk là bạn hữu của một cựu chiến binh khác tại Angola - Giám đốc điều hành công ty Rosneft Igor Sechin. Từ những phân tích trên, The Hill khẳng định việc Rosneft kiểm soát Zarubezhneft dường như là điều chắc chắn.
Như vậy, thực tế là Nga không hề giảm thiểu những cam kết của mình đối với Venezuela. Đại sứ Nga tại Venezuela đã nhanh chóng cam đoan với ông Tổng thống Nicolas Maduro rằng việc Rosneft rời đi không làm suy yếu cam kết của Nga. Do đó, The Hill khuyên Mỹ không nên ảo tưởng bởi ngay cả các biện pháp trừng phạt hiệu quả nhất cũng khó có thể thuyết phục Nga từ bỏ vai trò ở Venezuela.
Bộ mặt thật của người Mỹ
Giới phân tích Mỹ, trong đó có chuyên gia David L. Goldwyn - Chủ tịch Nhóm cố vấn năng lượng thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ) thừa nhận vai trò vô cùng lớn của Nga khi giúp đỡ Venezuela cả về an ninh, của cải vật chất, một đòn bẩy ngoại giao vô giá cũng như một “con đường huyết mạch” cho nền kinh tế.
Khi các lệnh trừng phạt gần đây ngăn cản những hoạt động này, Nga mới chuyển sang hình thức hỗ trợ khác thông qua công ty dầu khí Rosneft để mua, vận chuyển và bán dầu thô từ Venezuela. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng tiết lộ rằng ông Maduro đáng ra đã rời khỏi Venezuela từ tháng 4/2019 nếu những người Nga ủng hộ ông không thuyết phục ông ở lại vào thời điểm khủng hoảng.
Nga từng không ngần ngại điều động máy bay ném bom chiến lược Tu-160 tới Venezuela khi Mỹ dọa tấn công quân sự |
Tháng 3/2020, Rosneft đã kết thúc hoạt động chính thức tại Venezuela sau 2 vòng trừng phạt mới liên tiếp từ Mỹ nhắm vào các công ty con của họ, vốn có liên quan đến hoạt động mua bán dầu thô của Venezuela. Goldwyn cũng nhấn mạnh điều này không đồng nghĩa với việc buộc Nga chấm dứt ảnh hưởng tại Venezuela.
Chuyên gia Mỹ thừa nhận việc Rosneft trực tiếp bán tài sản của họ ở Venezuela cho một công ty quốc doanh khác của Nga, nhượng lại những tài sản này một cách hiệu quả cho chính nhà nước Nga. Do đó, Nga sẽ vẫn là nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela trong nhiều năm tới, với các quyền hạn hợp pháp đối với các tài sản có giá trị cao và là một “cổ đông” lớn trong chính phủ tương lai của Venezuela - một chính phủ có thể bảo vệ những lợi ích này.
Nhân “vụ” Venezuela, chuyên gia Mỹ nhấn mạnh nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đã tự khẳng định mình là một cường quốc toàn cầu. Trong những năm gần đây, Nga đã nổi lên như một nhân tố trung gian trên khắp Trung Đông, bao gồm ở Syria, Kurdistan và Libya.
Chuyên gia Mỹ thừa nhận vị thế cường quốc toàn cầu của Nga |
Theo Goldwyn, ảnh hưởng của Nga ở Venezuela làm suy yếu Học thuyết Monroe (ám chỉ những nỗ lực của các nước châu Âu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở châu Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của nước Mỹ) cũng như lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, và có thể trở thành một “con bài” thương lượng có giá trị để đòi hỏi sự nhượng bộ của Mỹ ở những nơi khác (chẳng hạn như ở Crimea).
Chuyên gia Mỹ cho rằng nước này nên tiếp tục cái gọi là “kế hoạch chuyển đổi dân chủ” đối với Venezuela, qua đó kiềm chế ảnh hưởng của Nga. Tuy nhiên, con bài “dân chủ” của Mỹ đã bị Venezuela vạch trần sau khi đập tan các âm mưu xâm nhập quân sự, ám sát và lật đổ thời gian qua. Thực tế này khiến cho những lời kêu gọi của Mỹ về “bảo vệ người dân Venezuela, bảo vệ nền kinh tế và ngành dầu mỏ của nước này vì một tương lai tốt đẹp hơn” trở nên trơ trẽn hơn bao giờ hết.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022