Vietnews.ru
Tham khảo

Báo Đức chứng minh Nga dùng dầu mỏ hạ bệ Mỹ

17/01/2016 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Tờ Deutsche của Đức vừa dự đoán dầu mỏ sẽ giúp Nga sẽ giúp “hạ” đồng USD của Mỹ thì ngay lập tức, Moscow quyết định cắt giảm 10% ngân sách.

Báo Đức: Dầu mỏ Nga sẽ giúp hạ bệ USD và bá quyền Mỹ

Tờ báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten ngày 16-1 đưa tin, Nga dự định tạo lập loại mác tiếp thị dầu theo một tiêu chuẩn riêng, không nằm trong hệ thống giao dịch trên thế giới hiện nay là Brent và WTI, để định giá mua và bán nguyên liệu trên các thị trường quốc tế.

Tờ báo này lưu ý rằng, ngay từ hồi tháng 11, trên sàn giao dịch hàng hóa-nguyên liệu quốc tế Saint-Peterburg đã tổ chức những phiên bán xuất khẩu đầu tiên với loại dầu riêng của Nga là Ural.
Theo quan điểm của tờ báo Đức, việc tạo ra các "chuẩn Nga" dành cho dầu mỏ sẽ có hệ quả sâu rộng đối với nền thương mại thế giới, cho đến nay vẫn tiến hành hầu như chỉ bằng USD.

Hiện tại, để xác định giá dầu mỏ Nga vẫn đang dùng mác Brent. Mác dầu này được dùng để đánh giá khoảng 2/3 các hợp đồng "vàng đen" trên thị trường thế giới, mặc dù thị phần của loại dầu này trong tổng khối lượng khai thác nguyên liệu mỗi ngày chỉ chiếm khoảng 1%.

Tờ báo Đức đánh giá, việc tạo ra "chuẩn Nga" sẽ là đòn giáng không chỉ vào đồng tiền Mỹ, mà còn giáng vào ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới.

Động thái này sẽ phá vỡ “cây cột chịu lực” duy trì sự thống soái trên thị trường giao dịch thương mại và tiền tệ của Mỹ. Bởi chừng nào tất cả các giao dịch còn diễn ra thông qua Brent và WTI, thì nhu cầu đối với đồng USD sẽ không bao giờ giảm sút.

Báo Đức chứng minh Nga dùng dầu mỏ hạ bệ Mỹ
Bức Đức cho rằng, Nga có thể hy vọng vào dầu mỏ?

Tác giả bài báo giải thích, Ngân hàng trung ương các nước khác trong quá trình tái đầu tư để nhận thặng dư thương mại, thường cân đối bằng tiền USD, chủ yếu trong trái phiếu của Chính phủ Mỹ.

Điều đó cho phép người Mỹ vay nợ vô thời hạn mà không bị hậu quả cho bản thân, bởi họ có thể in tiền thêm tiền USD, vốn từ sau khi bãi bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1971, đã biến thành đồng tiền “không có gì đảm bảo”.

Bây giờ nợ công của Hoa Kỳ gồm khoảng 19 nghìn tỷ. Và điều này không gây hại cho họ nhờ sự ràng buộc của đồng USD với dầu mỏ, và nếu một ngày dầu mỏ giao dịch theo chuẩn riêng của Nga, thanh toán bằng đồng rúp hay Nhân Dân Tệ của Trung Quốc thì đồng USD sẽ lâm nguy và Mỹ sẽ biến thành con nợ thực sự.

Như đang thấy, rõ ràng bước đi này của Nga là một bộ phận trong chiến lược dài hạn nhằm hóa giải độ phụ thuộc của nền công nghiệp dầu mỏ của đất nước vào đồng tiền Mỹ - tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten đánh giá. Thêm vào đó, còn ý nghĩa đáng kể nữa là nêu tấm gương cho các nước đang phát triển khác.

Medvedev: Kinh tế khó khăn nhưng đang phát huy nội lực

Hôm 13-1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại Diễn đàn Gaidar rằng, đối với nền kinh tế Nga, những thách thức hiện nay là nghiêm trọng nhất trong thập kỷ qua. Nhưng ông cũng khẳng định rằng, bất chấp tất cả mọi điều, nền kinh tế quốc gia sẽ không bị phá vỡ.


Thủ tướng Medvedev khẳng định rằng, dù có khó khăn nhưng kinh tế Nga sẽ không “chết”

Thủ tướng Dmitry Medvedev nhận định rằng “kế hoạch chống khủng hoảng” do Chính phủ vạch ra đã vận hành tốt. Nga đã chặn được sự sa sút trong sản xuất, và không để xảy ra chấn động trong đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho đất nước đứng vững trong giai đoạn phức tạp nhất của năm 2016.

Ông Medvedev lưu ý rằng, điều tồi tệ nhất là giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Điều đó không thể không ảnh hưởng đến thu ngân sách.

Tuy nhiên, Chính phủ Nga đã thành công tránh cắt giảm mạnh ở những hạng mục chi tiêu quốc gia quan trọng, ví dụ như trong các lĩnh vực xã hội và chi tiêu cho quốc phòng. Và đường lối này sẽ được tiếp tục trong năm 2016 - Thủ tướng nói.

Về chi tiêu quân sự, ông Dmitry Medvedev khẳng định rằng Nga có nhiệm vụ tái trang bị vũ khí, thiết bị quân sự mới đến 70% vào năm 2020 cho lực lượng vũ trang của đất nước. Nhiệm vụ này sẽ được hoàn thành, không hề có bất kỳ sự nghi ngờ nào về điều đó.

Bởi vì không một quốc gia nào có thể hy sinh vấn đề an ninh và quốc phòng, kể cả đất nước nhỏ bé nhất. Liên bang Nga là đất nước rộng lớn nhất thế giới, với đường biên giới dài nhất. Nếu Nga không duy trì được hoạt động của lực lượng vũ trang ở mức bình thường, thì không thể bảo vệ được đất nước.

Theo ông, Nga lần đầu tiên đã nhận thức được những khả năng kinh tế nội địa của mình. Trên thực tế nền kinh tế Nga đã chứng tỏ sức mạnh tự lập tự cường của nó, đất nước Nga chắc chắn có thể sống và phát triển, thậm chí cả trong điều kiện khó khăn nhất, nhờ nội lực của kinh tế đất nước.

Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Chính phủ, hiện thực kinh tế Nga đã sẵn sàng thay thế nhập khẩu. Những chỉ số không tồi biểu thị trong các ngành công nghiệp như hóa chất và dược phẩm, cũng như trong nông nghiệp, và rất nhiều ngành nghề khác

Nga có thể xốc dậy một số ngành khác, vốn trước đây suốt thời gian dài từng ở tình trạng gần như chững lại hoặc trì trệ không hoạt động. Chẳng hạn như ngành đóng tàu và chế tạo động cơ. Đó quả thực là kỹ thuật đỉnh cao thế giới thế kỷ XXI mà Nga phải khôi phục.

Nga cần cắt giảm ngân sách một cách triệt để, thắt chặt chi tiêu công

Thủ tướng Nga chỉ ra rằng, thời gian 2 năm qua là một trong những cú sốc kinh tế đau đớn nhất đối với Nga. Ông cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, điều hành tình hình kinh tế Nga lúc này không hề dễ dàng, nhưng mọi thứ vẫn nằm trong vòng kiểm soát.


Thủ tướng Nga cho rằng, sau 10 năm nữa kinh tế Nga sẽ ở đỉnh cao thế giới

Nhà lãnh đạo chính phủ Nga cho biết, việc thay thế nhập khẩu diễn ra không nhanh chóng như Nga mong muốn, nhưng mặt khác phải thấy rằng không thể chỉ trong vòng hai năm trên cơ sở nền sản xuất hậu xô-viết mà tạo ra được nền công nghiệp mới, thí dụ như ở Đức hoặc Nhật Bản.

Ông khẳng định rằng, sau 10 năm nữa, Nga hoàn toàn đủ sức thực hiện một nền kinh tế công nghệ cao, đưa đất nước tiến vào hàng ngũ những quốc gia có thể hoàn toàn độc lập trong công nghiệp chế tạo máy móc và kỹ thuật tiên tiến, để cung cấp cả cho những nước khác.

Thủ tướng Medvedev kết luận, trái với tuyên bố của một số đối tác phương Tây, nền kinh tế Nga vẫn duy trì được và không bị "phá vỡ thành từng mảnh" nhưng ông cũng kêu gọi nhân dân "sống trong khả năng của mình", còn chính phủ sẽ giảm chi ngân sách và tư nhân hóa một phần tài sản nhà nước.

Ngày 16-1, Thủ tướng Nga Medvedev đã thay mặt chính phủ công bố rằng, Chính quyền Liên bang Nga sẽ phải cắt giảm đáng kể các khoản chi ngân sách liên bang năm 2016, đồng thời từ chối phê duyệt một số dự án và tạm đình chỉ một số chương trình không cần thiết khác.


Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Nga cần cắt giảm ngân sách

Tại cuộc họp bàn việc thực hiện ngân sách năm 2016, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết, các cơ quan chức năng nước này cần xem xét thực sự nghiêm túc những khoản chi nào cần phải thu hẹp.

“…rất tiếc là lúc này sẽ cắt giảm đáng kể chứ không phải là từng phần như chúng ta đã làm gần đây. Một số dự án sẽ buộc phải từ chối, hoặc hoãn lại" - Thủ tướng cho biết và nói thêm rằng, ông đã chỉ thị các bộ ngành thực hiện đề xuất cắt giảm chi phí và bộ máy nhân sự.

Hồi đầu tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cũng đã thông báo về việc Chính phủ quyết định “tối ưu hóa” ngân sách quốc gia năm 2016. Đến giữa tháng 1, các bộ ngành cần chuẩn bị và trình bày đề xuất với Bộ Tài chính về việc giảm 10% chi phí.

Sau đó, Bộ này sẽ tổng hợp kết quả và đưa ra báo cáo đệ trình chính phủ để triển khai kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách eo hẹp, thắt chặt chi tiêu. Dự kiến, đề xuất điều chỉnh ngân sách Liên bang Nga năm 2016 sẽ được hoàn thành vào cuối quý I năm nay.

Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru