Báo Nga: Lý do Việt Nam loại súng trường Nga, chọn Israel
Theo nguồn tin giấu tên khẳng định, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã lựa chọn 2 phiên bản súng trường tiến công Galil ACE 31 và ACE 32 do Tập đoàn IMI của Israel phát triển, trong tương lai gần, những người lính Việt Nam sẽ thay thế loại súng trường "huyền thoại" có từ thế kỷ trước là AK-47 bằng 2 phiên bản súng mới.
Nguồn tin giấu tên cũng tiết lộ với báo Kinh doanh Online của Nga cũng tiết lộ lý do Bộ Quốc phòng Việt Nam từ chối mua series súng trường AK-100 do Nga đề xuất bởi mức giá được phía Nga đưa ra là quá cao, tới hơn 250 triệu USD so với mức giá 170 triệu USD của Israel.
Sẽ không có chuyện Việt Nam sản xuất súng trường AK series 100 của Nga.
Thực tế là Việt Nam đã bắt đầu sản xuất 2 phiên bản súng trường Galil ACE 31 và ACE 32 của Israel. Điều đó đã được kênh Truyền hình Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Việt Nam tiết lộ trong chuyến thăm của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung tới nhà máy sản xuất vũ khí Z111 ở tỉnh Thanh Hóa - nơi đang được công ty IMI của Israel triển khai sản xuất hàng loạt với 2 phiên bản súng trường tấn công Galil ACE 31 và ACE 32 với loại đạn tiêu chuẩn 7,62x39mm. Trong tương lai, những khẩu súng trường mới này sẽ thay thế cho "huyền thoại" AK-47 mà đã được Việt Nam sử dụng từ năm 1965.
Theo nguồn tin của báo Kinh doanh Online thì các chi tiết trong cuộc cạnh tranh xây dựng nhà máy sản xuất súng ở Việt Nam được công bố từ năm 2013, trong đó có sự tham gia của 3 quốc gia - Israel, Nga và Trung Quốc. Nguồn tin này cũng cho biết, các điều kiện tham gia cạnh tranh phải bao gồm: Nội địa hóa quá trình sản xuất và có khả năng sản xuất lên đến 50.000 khẩu súng mỗi năm.
"Quân đội Việt Nam đã không lựa chọn sản phẩm súng trường mới của chúng tôi, đó là đề xuất tốt nhất AK series 100 (dòng súng AK-100) và những người lính của họ (Việt Nam) sẽ không phải làm quen với các loại vũ khí tự động mới. Tuy nhiên, giá của chúng tôi lại cao hơn nhiều so với đề xuất của Israel", nguồn tin nói.
Có thể tạm khẳng định, Việt Nam sẽ thay thế AK-47 bằng Galil ACE của Israel.
Theo đó, mức giá mà Nga đề xuất là khoảng 250 triệu USD, trong khi Israel lại chỉ đề xuất mức giá chỉ khoảng 170 triệu USD.
Thông tin về việc Nga bị mất hợp đồng quốc phòng với khách hàng thân thiết (Việt Nam) cũng đã được Giám đốc điều hành Kalashnikov, ông Alexei Krivoruchko khẳng định: "Chi phí sản xuất của chúng tôi khá lớn. Việc sản xuất sẽ được tối ưu hóa nhưng không thể cắt giảm được số khâu làm việc.
Việt Nam là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí và thiết bị quân sự chính của Nga, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong bảng xếp hạng các nước mua vũ khí nhiều nhất của Rosoboronexport - Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga.
Theo chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST), ông Konstantin Makienko cho rằng, hiện nay trong hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa 2 nước, một tiền lệ đã được Bộ Quốc phòng Việt Nam thiết lập. Chuyên gia này công khai lên án phía Nga vì những lợi ích nhỏ khi buôn bán vũ khí mới nước ngoài.
"Sự leo thang về giá là một vấn đề quan trọng trong tất cả các vấn đề hợp tác kỹ thuật - quân sự", ông Makienko nói. Ông này cũng nói rằng, sự tăng vọt về giá sản phẩm là hạn chế chính làm kìm hãm sự phát triển trong mối quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự lâu năm giữa hai nước. Vì vậy, hãy tìm cách thoát ra khỏi tình trạng đó bằng việc kiểm soát tài chính.
Dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy từ giới truyền thông Nga tiết lộ, có thể tạm khẳng định, Việt Nam sẽ thay thế AK-47 bằng súng trường Galil ACE của Israel và sẽ khó có chuyện chúng ta tiếp tục sản xuất một vài biến thể mới nào khác từ loại súng trường AK-100 của Nga.
Theo http://www.baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022
Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.
10/04/2022