Cơ hội mới khi Nga bị Mỹ hạ tín nhiệm?
Ông Anton Siluanov, Bộ trưởng Tài chính Nga mới đây cho biết Moskva cần điều chỉnh ngân sách tương thích với xu hướng giá dầu giảm.
Tuyên bố của ông Siluanov được đưa ra sau khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s trước đó một ngày cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm trái phiếu của Chính phủ Nga xuống mức “vô giá trị.”
Thực tế hiện nay nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đang đóng góp khoảng 50% vào ngân sách nước này.
Do đó, khủng hoảng giá dầu có thể khiến ngân sách Moskva thâm thủng, dự đoán ở mức tương đương 3% GDP trong năm nay nếu giá dầu trung bình ở mức 40 USD/thùng. Không những thế, giá dầu giảm còn có thể sẽ khiến đồng ruble rớt giá mạnh.
Hiện ngân sách của Nga vẫn được tính toán dựa trên cơ sở giá dầu trung bình trụ tại mức 50 USD/thùng năm 2016. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Nga dự đoán trong năm nay, giá dầu trung bình sẽ chỉ còn 35 USD/thùng.
Có thể thấy rằng Moskva đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Giới phân tích cho rằng, ngoài những khó khăn ban đầu ra thì việc Moody’s cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm trái phiếu của Chính phủ Nga xuống mức “vô giá trị” sẽ tạo thêm sức bật cho nền kinh tế giống như lần mất giá đồng rúp thê thảm trước đó.
Còn nhớ, hôm 21/1, tỷ giá đồng rúp so với đồng USD chạm mức thấp nhất trong lịch sử khi 85 rúp ăn 1 USD, vào cuối ngày, tỷ giá tăng lên 83,8.
Trong khi nhiều người bày tỏ quan ngại về sự tụt dốc và tình trạng thiếu kiểm soát của nền kinh tế Nga thì nhà báo Tim Worstall lại ra những điểm lợi của Nga khi đồng rúp của nước này giảm giá sâu.
Theo phân tích của Tim Worstall, vào thời điểm này, trong lúc bị phương Tây và Mỹ cấm vận kinh tế, đồng rúp trượt giá lại là những gì Nga cần.
Ông tính toán: Tỷ giá hối đoái giảm có nghĩa là Nga sẽ nhận được số rúp nhiều hơn cho mỗi thùng dầu bán đi. Giá dầu thế giới ngày 21/1 đã chạm đáy 26,5 USD/thùng. Với tỷ giá hối đoái ngày 20/1, 1 USD = 81 rúp nghĩa là 1 thùng dầu = 2.146 rúp. Với tỷ giá hối đoái ngày 21/1, 1 USD = 85 rúp, nghĩa là 1 thùng dầu = 2.252 rúp.
Chính vì sự chênh lệch này, Nga sẽ thu về số rúp nhiều hơn khi bán 1 thùng dầu. Điều đó làm giảm bớt áp lực cho ngân sách được tính bằng đồng rúp của Nga, quốc gia mà phần lớn ngân sách là từ thuế xuất khẩu dầu.
Mức độ mất giá của đồng rúp so với USD như trên dễ dàng bù đắp cho mức giảm giá dầu thô xuất khẩu tính bằng USD trên thị trường thế giới hiện tại.
Nếu nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Nga không cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu, thu nhập của họ bằng đồng rúp thậm chí còn tăng nhờ mức giảm giá của đồng nội tệ mạnh hơn mức rớt giá của dầu thô.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Nga cũng hưởng lợi nhờ giá thành khai thác và xuất khẩu dầu của họ được tính bằng đồng rúp trong khi giá xuất khẩu được tính bằng USD.
Ngoài ra, theo Tim Worstall, đồng rúp suy yếu còn tác động tích cực đến sản xuất trong nước do nhu cầu cấp thiết để thay thế hàng hóa nhập khẩu.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022