Cơ quan mật vụ Nga KGB sẽ hồi sinh?
“Nội chiến” giữa hai cơ quan tình báo lớn của Nga
Ảnh nude của “nữ điệp viên xinh đẹp” Nga Anna Chapman sẽ được đăng trên tạp chí đàn ông "Playboy" của Mỹ vào tháng 1 năm 2011. Vụ điệp viên đã làm cho Chapman trở thành một trong những ngôi sao nóng bỏng nhất năm 2010, nhưng chính phủ Nga thì đến nay vẫn lo ngại về vụ án điệp viên.
Sau khi điệp viên bí mật bị Mỹ trục xuất, Cục An ninh Liên bang đã tiến hành một số biện pháp đối với Cục Tình báo Đối ngoại Nga – đó là khả năng tái thiết KGB.
Thủ tướng Putin có thể ủng hộ sáp nhập hai cơ quan tình báo lớn nhất của Nga (ảnh minh hoạ).
"Daily Telegraph" Anh ngày 26/12 đưa tin, chuyên gia Nga tiết lộ, Cục An ninh Liên bang (FSB) chịu trách nhiệm về công tác tình báo trong nước của Nga đã có ý “thôn tính” Cục Tình báo Đối ngoại (SVR) để tổ chức xây dựng một cơ quan tình báo tổng hợp tương tự như KGB.
Đến nay, hai cơ quan tình báo lớn nhất này của Nga đang xảy ra cuộc đấu nội bộ kịch liệt.
Những người ủng hộ kế hoạch sáp nhập đã bám lấy những sai lầm của Cục Tình báo Đối ngoại, tuyên bố 10 điệp viên bí mật do Cục Tình báo Đối ngoại sắp đặt cách đây không lâu đã bị Mỹ trục xuất, là thất bại lớn nhất của các cơ quan tình báo Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, cho rằng Cục Tình báo Đối ngoại đã "mất phương hướng".
Chuyên gia cơ quan tình báo Nga Pawar Feierjinhuaer cho biết: "Thất bại này đã trở thành cái cớ để Cục An ninh Liêng bang tiến hành thực hiện các biện pháp cải tổ”.
Ông cho biết, sau khi đường dây điệp viên bị bại lộ, Cục An ninh Liên bang cố ý tiết lộ chi tiết thất bại của Cục Tình báo Đối ngoại cho báo giới nước này, đồng thời các quan chức Cục An ninh còn tiến hành phê phán “nặc danh” đối với Cục Tình báo Đối ngoại.
Anna Fermanova
Feierjinhuaer cho biết: "Mục đích tiết lộ chi tiết chính là để đẩy nhanh kế hoạch cải tổ Cục Tình báo Đối ngoại, để cho tầng lớp quyết sách sớm đưa ra quyết định sáp nhập.
Hoặc là hợp nhất Cục Tình báo Đối ngoại và Cục An ninh Liên bang, hoặc là sử dụng những người trung thành hơn để thay thế cho tầng lớp lãnh đạo hiện nay của Cục Tình báo Đối ngoại".
Thủ tướng Putin có thể ủng hộ sáp nhập
Sau khi vụ án điệp viên Nga bị đưa ra ánh sáng, Tổng thống Medvedev đã ra lệnh tiến hành điều tra nội bộ đối với Cơ quan Tình báo Đối ngoại.
Nga muốn xây dựng lại tổ chức KGB tương tự như thời kỳ Liên Xô cũ, một bước quan trọng là hợp nhất hai cơ quan tình báo lớn.
Các chuyên gia tình báo Nga phổ biến cho rằng, Thủ tướng Vladimir Putin ủng hộ sáp nhập hai cơ quan tình báo lớn này.
Anna Chapman
Vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Putin từng là một nhân viên KGB. Sau khi KGB giải thể, từ năm 1998 - 1999, ông lãnh đạo Cục An ninh Liên bang, đối tượng và phạm vi công việc chủ yếu ở trong nước.
Thông tin tư liệu
Để hạn chế quyền lực của các cơ quan tình báo, Yeltsin đã tách KGB thành hai cơ quan khác nhau.
Vào thập niên 90 của thế kỷ 20, để hạn chế quyền lực của tổ chức KGB, Tổng thống Nga lúc đó là Boris Yeltsin đã thúc đẩy chia tách KGB ra thành hai cơ quan tình báo tương đối độc lập: trong nước và ngoài nước.
Hiện nay, hàng loạt các dấu hiệu cho thấy, Nga đang xem xét sáp nhập lại hai cơ quan tình báo lớn này. Cục An ninh Liên bang Nga là cơ quan phản gián và điều tra tin tức tình báo quốc gia của Nga, chức trách chủ yếu hiện nay là phối hợp thực hiện các hành động phản gián và chống khủng bố.
Cục Tình báo Đối ngoại Nga được thành lập vào tháng 12/1991, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống và Chính phủ, nhiệm vụ là chịu trách nhiệm thu thập tin tức tình báo nước ngoài.
Cục trưởng đầu tiên Primakov từng công khai tuyên bố, đối tượng và phạm vi công việc của Cục Tình báo Đối ngoại Nga là ở nước ngoài, nó hoàn toàn là cơ quan phi chính trị hoá, chuyên nghiệp hoá, chỉ phục vụ cho an toàn xã hội, không phục vụ cho bất cứ cá nhân và chính đảng nào.
Năm 2010 nữ điệp viên xinh đẹp Nga nhiều lần xuất hiện
Katia Zatuliveter
Tháng 6/2010, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố bắt được 11 điệp viên Nga, 10 người đã bị bắt, trong đó có người đẹp Anna Chapman. Tháng 7/2010, Nga đưa 4 điệp viên Mỹ bị bắt để đổi lấy 10 điệp viên với Mỹ. Đây là một hành động trao đổi điệp viên lớn nhất giữa Nga và Mỹ kể từ Chiến tranh lạnh đến nay.
Tháng 7/2010, các công tố viên Mỹ buộc tội người phụ nữ quốc tịch Mỹ gốc Latvia là Anna Fermanova, 24 tuổi, bị tình nghi vận chuyển bất hợp pháp vũ khí trang bị quân sự kỹ thuật cao cho Nga (tại sân bay JFK ở New York, Fermanova đã cố gắng mang theo ba khẩu súng trường có gắn thiết bị ngắm kỹ thuật cao nhìn rõ mục tiêu vào ban đêm) .
Tháng 12/2010, Chính phủ Anh bắt giữ một nữ trợ lý của một nghị sĩ Quốc hội, nghi ngờ người đẹp tóc vàng Katia Zatuliveter, 25 tuổi là điệp viên được Nga phái đến.
Đây là lần đầu tiên, kể từ Chiến Tranh Lạnh kết thúc đến nay, chính phủ Anh lấy lý do nghi ngờ thu thập tin tức tình báo cho Nga để bắt giữ nhân viên làm việc trong Quốc hội.
TIN LIÊN QUAN
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022