Vietnews.ru
Tham khảo

'Con dao hai lưỡi' khi châu Âu cấm nhập than Nga

08/04/2022 (Đọc 7 phút)


Dù than đá dễ thay thế hơn dầu mỏ và khí đốt, nguồn cung khan hiếm có thể khiến giá nhiên liệu tại châu Âu tăng cao.

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/4 thống nhất cấm nhập khẩu than đá Nga. Đây là vòng trừng phạt thứ 5 của EU, nhưng là lần đầu tiên đánh vào lĩnh vực năng lượng mà họ hiện phụ thuộc vào Nga.

Quyết định ban đầu dự kiến đưa ra hôm 6/4, nhưng bị trì hoãn do các lãnh đạo còn bất đồng. Theo đó, EU sẽ chấm dứt nhập than Nga trong vòng 4 tháng (đề xuất ban đầu là 3 tháng). Sự chậm trễ này cho thấy thách thức trong việc đạt đồng thuận giữa 27 nước thành viên EU về các lệnh trừng phạt, đặc biệt là khi trong khối có những nước phụ thuộc vào năng lượng Nga hơn các nước khác.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều lo ngại rằng cắt nguồn cung than đá sẽ khiến châu Âu thiệt hại nhiều hơn là Nga. Châu Âu phụ thuộc vào than đá Nga, nhưng khối này sẽ dễ dàng thay thế nguồn nhập hơn là dầu mỏ và khí đốt.

Tuy nhiên, theo hãng tư vấn Rystad Energy, cấm than đá Nga có thể khiến chi phí nhiên liệu với người tiêu dùng châu Âu tăng vọt, trong bối cảnh nhiên liệu tại đây vốn đang khan hiếm. Carlos Torres Diaz – Phó chủ tịch cấp cao Rystad gọi lệnh cấm này là "con dao hai lưỡi".

Một tàu chở than tại Yekaterinburg (Nga). Ảnh: NYT
Một tàu chở than tại Yekaterinburg (Nga). Ảnh: NYT

Việc giảm nguồn cung, kể cả là giảm dần, vẫn sẽ là cơn đau đầu với các nước vẫn đang dùng than đá để tạo ra phần lớn điện năng, như Ba Lan và Đức. Nguồn cung giảm sút, cùng nhu cầu hồi phục từ Trung Quốc từng kéo giá than toàn cầu lên cao kỷ lục hồi tháng 10/2021, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Phiên 5/4, giá than tương lai Rotterdam – tham chiếu cho thị trường châu Âu - đã tăng 12%, lên sát 300 USD một tấn, ngay sau tin tức EU định cấm vận than Nga. Tại châu Á, giá than tương lai Newscastle – tham chiếu cho thị trường châu Á – Thái Bình Dương – cũng tăng 6,4% cùng ngày, lên 281 USD một tấn. Đây là mức tăng lớn nhất trong gần 2 tuần.

Giới phân tích cho rằng giá sẽ còn tăng tiếp, do châu Âu tìm nguồn cung thay thế Nga. Theo Hiệp hội Khai mỏ Indonesia, nhiều khách mua từ Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan và Đức đã tiếp cận các hãng khai mỏ nước này. Giá than cao sẽ khiến giá khí đốt và điện khó hạ nhiệt.

"Các nguồn nhập khẩu thay thế cho Nga có tồn tại, nhưng sẽ rất đắt đỏ", hãng tư vấn Eurasia Group cho biết trong báo cáo hôm 6/4. Bên cạnh đó, cả Indonesia và Australia - các nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới - cũng đã đạt giới hạn sản xuất và khó đáp ứng nhu cầu tăng thêm từ châu Âu.

Theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, năm 2019, Nga chiếm 47% than nhập khẩu vào EU. Điều này giúp họ trở thành nước cung cấp than đá quan trọng nhất cho châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, con số này tương đương 4 tỷ euro than đá mỗi năm.

Tuy nhiên, các thành viên châu Âu có nhu cầu năng lượng khác nhau. Trong nhóm phụ thuộc vào năng lượng Nga, thì Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – là cái tên nổi bật nhất. Gần nửa than đá vào Đức là từ Nga, với 2,2 tỷ euro năm ngoái. Phần lớn số này dùng để sản xuất điện và vận hành các nhà máy thép tại Đức.

Lignite (than nâu) là loại nhiên liệu hóa thạch duy nhất còn được khai thác tại Đức. Nó được dùng để đốt và tạo ra điện. Tuy nhiên, đây cũng là loại nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường nhiều nhất, khiến Đức phải mạnh tay loại bỏ điện than. Tuy nhiên, 2021 lại là năm ít gió hơn dự báo, ảnh hưởng đến nỗ lực điện gió của nước này và khiến lượng điện tạo ra từ than tăng 5%.

Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz năm ngoái lên kế hoạch chấm dứt sử dụng than đá trong thập kỷ tới. Tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng cho biết, nước này sẽ ngừng phụ thuộc vào than Nga cuối hè này. Hôm 6/4, ông Habeck khẳng định họ đã "chuẩn bị kỹ càng cho việc thực hiện lệnh cấm vận than đá".

Các nhà ngoại giao ở Brussels cho biết, Đức và các quốc gia khác đã yêu cầu được cho thêm thời gian để hoàn tất các đơn hàng hiện tại trước khi lệnh cấm được đưa ra.

Các công ty Đức cũng đã tái đàm phán hợp đồng với các nước có xuất khẩu than, ông Habeck nói. Tuy nhiên, các chuyến hàng đã được thỏa thuận và đang trên đường từ Nga đến sẽ không bị chặn lại hay trả về. "Nếu bắt các tàu hàng quay đầu, chúng tôi sẽ thiếu than", ông giải thích.

Theo Hiệp hội Các nhà nhập khẩu Than Đức, than từ Mỹ, Colombia, Nam Phi có thể lấp khoảng trống Nga để lại. Trong một cuộc điện đàm hôm 6/4, ông Scholz và Tổng thống Colombia Iván Duque Márquez đã bàn bạc về vấn đề Ukraine và năng lượng.

Trong khi đó, Australia cung cấp một phần ba than nhập khẩu cho EU năm 2019. Giá than Australia đang tăng vọt, do các công ty châu Âu tìm đến mua.

Ba Lan là quốc gia EU vẫn đang phụ thuộc phần lớn vào than. Dù chủ yếu dùng than khai thác trong nước, họ vẫn phải nhập khẩu 20% từ Nga năm ngoái. Tháng trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đề xuất cấm nhập khẩu than từ Nga.

Nhìn chung, cấm than không khó khăn bằng cấm dầu mỏ và khí đốt Nga. Đức đã giảm nhập khẩu khí đốt Nga thêm 15% trong 3 tháng đầu năm, ông Habeck cho biết. Tuy nhiên, các lãnh đạo ngành này cảnh báo việc trừng phạt khí đốt Nga sẽ gây ra thất nghiệp hàng loạt trong ngành hóa chất, khai mỏ và dược phẩm.

Ông Habeck gần đây đã trình lên dự thảo tăng tốc năng lượng tái tạo tại Đức, tập trung vào điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên, họ sẽ phải mất vài năm để xây dựng các cảng nhận khí hóa lỏng từ tàu, thay vì từ hệ thống đường ống mà Nga hiện cung cấp. Kể cả khi quá trình nhận hàng được đơn giản hóa, các cảng này cũng phải mất nhiều năm mới có thể đảm nhiệm gần 22% tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng của Đức.

Theo VnExpress


Tags: 'Con dao hai lưỡi' khi châu Âu cấm nhập than Nga
#biện pháp trừng phạt #Nga-EU


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022