Mafia Nga: Tàn ác, máu lạnh để bảo vệ lợi ích
Bùng lên như nấm sau mưa kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ, mafia Nga nhanh chóng thể hiện bản lĩnh và vị thế của mình trên phạm vi toàn cầu. Lực lượng tội phạm này nhanh chóng bung khỏi nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ để vươn vòi bạch tuộc tới châu Âu, châu Á, và lan sang cả châu Mỹ rộng lớn.
Mafia Nga hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới như tàn ác như mafia Mexico, manh động giống mafia Italy và đông đảo như mafia Nhật. Hiện tại, mafia Nga có khoảng 300.000 tên, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội từ đầu đường xó chợ tới các thương gia giàu có, vươn tầm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống.
Tuy nhúng bàn tay tội phạm vào mọi lĩnh vực của đời sống nhưng mafia Nga nổi tiếng với những hoạt động kinh tế, buôn ma túy, buôn người và kinh doanh mại dâm, buôn vũ khí số lượng lớn hay thậm chí là buôn nguyên liệu dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân tới bất kể quốc gia nào trên thế giới.
Trái với sự hung hãn thường thấy, mafia Nga là bậc thầy trong lĩnh vực làm kinh tế. Theo
Theo thống kê của
Theo truyền thông phương Tây, mafia Nga có cơ hội bùng phát bởi những suy thoái trong đời sống nước Nga sau khi Liên Xô tan rã. Cuộc khủng hoảng chính trị đầu những năm 1990 khiến số lượng lớn vũ khí của quân đội bị thất thoát và lọt vào tay các tổ chức xã hội đen. Mafia Nga nắm lấy cơ hội này để kiếm về những khoản tiền không nhỏ.
Từ lợi nhuận khổng lồ của các hoạt động buôn bán vũ khí, mafia Nga dùng chúng để mua chuộc các quan chức thoái hóa biến chất trong chính phủ Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ để duy trì việc làm ăn phi pháp, đồng thời thâm nhập sâu hơn vào kinh tế các nước này cũng như vươn vòi bạch tuộc ra khắp thế giới.
Theo số liệu được một tờ báo của Anh tổng hợp, mafia Nga đứng đằng sau ngành công nghiệp mại dâm phi pháp ở Ma Cao, Trung Quốc và Đức. Thậm chí, mafia Nga còn chỉ huy toàn bộ mạng lưới buôn bán ma túy ở Tajikistan và Uzbekistan, thu những khoản lời lớn từ việc rửa tiền ở các quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên, thị trường tiềm năng nhất của mafia Nga chính là các nước châu Phi luôn chìm trong nội chiến và loạn lạc. Một trong những kẻ nổi tiếng nhất của mafia Nga chính là “lái buôn thần chết” Viktor Bout. Tháng 4/2012, Bout bị tòa án Mỹ kết án 25 năm tù về tội tiếp tay cho các phần tử khủng bố giết hại người Mỹ.
Trên thực tế, Bout chưa bao giờ có ý định giết hại người Mỹ. Y chỉ thực hiện các phi vụ buôn lậu vũ khí khổng lồ mà không cần biết người mua là ai và mua vũ khí để làm gì. Y được gọi là “lái buôn thần chết” vì gián tiếp gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp châu Phi vì song song bán vũ khí cho các lực lượng nổi dậy và quân chính phủ.
Xa hơn, mafia Nga còn buôn nhiều loại khí tài quân sự hạng nặng như xe tăng, tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải… hay thậm chí là nguyên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân. Với lượng chân rết khổng lồ đang làm mưa làm gió ở hơn 50 quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Australia… mafia Nga ngày càng vững chắc trên cương vị bá chủ toàn cầu.
Đạt đỉnh quyền lực nhờ “máu lạnh”
Yếu tố quan trọng giúp mafia Nga trở thành tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới là máu lạnh. Tuy không giết người dã man như mafia Mexico nhưng mafia Nga sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường chúng. Cảnh sát, quan tòa, công tố viên hay nhà báo đều có thể bỏ mạng dưới họng súng của mafia Nga nếu trở thành vật cản của tổ chức này.
Chân dung Viktor Bout, kẻ được mệnh danh là lái buôn thần chết.
Theo số liệu của
Dù không trực tiếp chịu ảnh hưởng của mafia Nga nhưng người dân ở nhiều quốc gia cũng cảm nhận được sự bành trướng của tổ chức khét tiếng này thông qua điện ảnh. Trước đây, các bộ phim của Hollywood đều nhắc đến mafia Italy hay mafia Nhật khi làm những bộ phim kinh điển về giới xã hội đen. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nhân vật hắc ám trong kịch bản của các đạo diễn lừng danh nhất thế giới đều là mafia Nga hay có liên quan đến tổ chức này. Không chỉ là sự tình cờ, sự xuất hiện ngày một dày đặc của mafia Nga cho thấy sự bành trướng của tổ chức này trên mọi mặt của đời sống thế giới.
Trước cơn bão ảnh hưởng từ mafia Nga, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã mở những phòng ban đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của tổ chức xã hội đen này vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước. Ban đầu, những phòng ban này chỉ xuất hiện ở thủ đô Washington D.C nhưng sau đó lan tới các thành phố lớn của Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của nhà chức trách Mỹ, mafia Nga vẫn phát triển mạnh mẽ và bành trướng.
Một khía cạnh khác cũng đáng lưu tâm khi nhắc đến mafia Nga là những ông trùm khét tiếng nhất thế giới. Thay vì giấu mặt như bố già các tổ chức mafia khác, các ông trùm của mafia Nga ngang nhiên tiếp cận báo giới, thoải mái kể về đời tư mà không sợ bị các nhà chức trách sờ gáy hay bị kẻ thù ám sát. Nó cho thấy sự vững chắc của mafia Nga và những thế lực hùng mạnh đằng sau nó.
Theo InfoNet
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022