Vietnews.ru
Tham khảo

Mỹ mua ít dầu từ Nga, vì sao lệnh cấm nhập khẩu vẫn gây hậu quả lớn

10/03/2022 (Đọc 7 phút)


Mỹ không đủ sức một mình làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, đặc biệt nếu các khách hàng lớn của nước này vẫn duy trì dầu chảy trong đường ống.

Theo tạp chí Time, các nhà lãnh đạo phương Tây đang đối mặt với những câu hỏi hóc búa về cách hỗ trợ Ukraine và tăng cường trừng phạt Nga. Nhưng khi nói đến việc cắt nguồn dầu từ Nga - một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này - thì không có nhiều đồng thuận, ngay cả giữa các thành viên NATO vốn đang nỗ lực thể hiện mình như một mặt trận thống nhất.

Hôm 8/3, Tổng thống Biden thông báo rằng Mỹ sẽ cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Động thái này diễn ra sau áp lực gia tăng từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong những ngày gần đây nhằm cấm nhập khẩu hàng hóa Nga, liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine. 

Trước đó một ngày, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố Anh thực hiện biện pháp tương tự, tách "xứ sở sương mù" khỏi các nguồn năng lượng của Nga

Trong khi đó, các quốc gia châu Âu khác bao gồm Đức và Hà Lan tuyên bố không có ý định ngay lập tức đóng các đường ống dẫn dầu, cho dù Liên minh châu Âu đã thông báo hôm 8/3 về kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong năm nay và tiến tới ngừng hoàn toàn phụ thuộc vào dầu khí Nga.

Rốt cuộc, sẽ không có quốc gia nào hưởng lợi khi đứng ngoài nhìn một nước ra tay. Chuỗi cung ứng quá liên kết với nhau đến mức không thể cô lập một nền kinh tế. Điều còn ít rõ ràng hơn là nguồn cung cấp sẽ khan hiếm đến mức nào và liệu các chính phủ có thể giảm thiểu “nỗi đau” bằng cách tăng cường sản xuất nhiên liệu hóa thạch hoặc tập trung nhiều hơn vào năng lượng xanh hay không.

Khai thác dầu ở Texas, Mỹ ngày 7/3/2022. Ảnh: AP 
Khai thác dầu ở Texas, Mỹ ngày 7/3/2022. Ảnh: AP 

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (USEIA), Nga là nhà sản xuất nhiên liệu lỏng lớn thứ ba thế giới. Đó là lý do tại sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cố gắng vận động sự ủng hộ cho một cuộc tẩy chay quốc tế nhằm vào Nga.

Mặc dù tất cả các quốc gia NATO có thể muốn chú ý đến lời kêu gọi đó, nhưng trên thực tế chỉ có Mỹ và Anh có điều kiện khả thi hơn để thực hiện. Mỹ chỉ nhập 3% dầu thô từ Nga, Anh nhập 8%. Trong khi Đức và Hà Lan phụ thuộc tới trên 30% dầu thô nhập khẩu từ Nga. Mỹ cũng không phải là đối tác thương mại quan trọng của Nga – chỉ 1% lượng dầu thô của Nga được chuyển đến Mỹ, trong khi hơn một nửa cấp cho đại lục Á-Âu (Eurasia).

Nhưng lệnh cấm của Mỹ cũng không phải là vô hiệu quả. Động thái này sẽ siết chặt thêm sức ép lên các công ty năng lượng Nga và nó có thể thúc đẩy các quốc gia khác làm theo. Sự dồn ép đó có thể là một đòn nghiêm trọng - một đòn khiến Nga có thể đối phó bằng cách bán dầu cho các đối tác khác như Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Giá dầu đã lập tức tăng trong những ngày gần đây sau tin tức về lệnh cấm với khu vực tư nhân và ngày càng có nhiều dự đoán về các chính sách cứng rắn hơn của chính phủ Mỹ. Người lái xe Mỹ hiện đang phải trả trung bình 4,25 USD cho mỗi gallon xăng, giá chắc chắn sẽ tăng hơn nữa khi lệnh cấm có hiệu lực, và không chỉ ở Mỹ.

Giá xăng ở mức trên 5 USD/gallon vào ngày 28/2/2022 tại Los Angeles. Ảnh: AP 
Giá xăng ở mức trên 5 USD/gallon vào ngày 28/2/2022 tại Los Angeles. Ảnh: AP 

Ông Steven Cohen, Giám đốc chương trình nghiên cứu chính sách bền vững tại Đại học Columbia (Mỹ), cho biết: “Nếu chúng tôi cắt bỏ một nguồn [từ Nga], nó sẽ ảnh hưởng đến châu Âu nhiều hơn là ảnh hưởng đến chúng tôi, nhưng vẫn ảnh hưởng đến toàn bộ nguồn cung cấp vì thực tế đó là thị trường toàn cầu”.

Châu Âu đối mặt với nhiều rủi ro bởi họ phụ thuộc trực tiếp hơn rất nhiều với Nga. Tình hình có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu Nga cắt nguồn cung để trả đũa lệnh cấm nhập dầu, như Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã cảnh báo hôm 7/3. Trong trường hợp đó, giá dầu đang dao động quanh mức 130 USD / thùng, có thể tăng vọt lên 300 USD / thùng, ông Novak nói. Giá xăng ở Mỹ có thể tăng thêm 2 USD mỗi gallon, do giá dầu thô chiếm hơn 50% giá bán lẻ xăng thông thường ở nước này.

Giờ đây, Washington sẽ cần phải thay thế việc mất nguồn cung từ Nga, vốn phục vụ hai chức năng chính trên thị trường Mỹ. Đầu tiên, dầu mỏ của Nga làm giảm bớt những thách thức liên quan đến việc vận chuyển dầu đến một số tiểu bang, đặc biệt là những ở Bờ Tây của Mỹ. Thứ hai, dầu thô từ các khu vực khác nhau mang các đặc tính khác nhau và các nhà máy lọc dầu của Mỹ không được thiết kế để xử lý được mọi loại.

Theo ước tính của ông Frank Macchiarola, Phó chủ tịch Viện Dầu khí Mỹ, dầu thô của Nga không quá quan trọng đối với nguồn cung tổng thể của Mỹ. Vấn đề là, “tất cả dầu thô từ khắp nơi trên thế giới đều có thể thay thế được, nhưng phải trả giá”, ông Macchiarola nói.

Khi nguồn cung thắt chặt, không rõ các quốc gia có thể chịu được áp lực giá cả đến mức nào. Một số quốc gia châu Âu không muốn thử thách các giới hạn và đang rất cẩn trọng để không rơi vào tình thế nguy hiểm.

Hôm 7/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng nguồn cung cấp năng lượng của Nga là “quan trọng thiết yếu” để duy trì các dịch vụ mà người dân Đức lệ thuộc hàng ngày. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã ủng hộ quan điểm đó trong một cuộc họp báo ở London vào cuối ngày hôm đó. Ông Rutte nói: “Thực tế đau đớn là chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào dầu khí của Nga”, và việc cắt giảm nguồn cung này sẽ gây ra “sự chia rẽ rất lớn” đối với châu Âu và thế giới.

Tâm lý đó có thể thay đổi khi thế giới tìm được những nguồn năng lượng khác. Nhưng trong ngắn hạn thì không có cách nào để tránh được “nỗi đau” giá cả. Khi thị trường phản ứng với các lệnh cấm vận và trừng phạt, tác động là ngay lập tức. Nhưng khi ngành công nghiệp năng lượng phản ứng, phải mất hàng tháng thì mức công suất mới mới hoạt động. Sự chậm trễ đó cũng xảy ra với cả năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Time)


Tags: Mỹ mua ít dầu từ Nga, vì sao lệnh cấm nhập khẩu vẫn gây hậu quả lớn
#xuất nhập khẩu #dầu khí


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022