Nền kinh tế Nga đang tiệm cận "giới hạn đỏ"
Với nhan đề trên, Báo Ðộc lập (Nga) cuối tuần qua cho biết, mặc dù chính quyền Nga đã nỗ lực hết mức hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trụ được qua mùa dịch Covid-19, tiếp đó nhà nước đang nghiên cứu hỗ trợ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp lớn, tuy nhiên giới chuyên môn vẫn không tránh khỏi những dự cảm xấu rằng nền kinh tế Nga đang đứng trước hiểm họa khôn lường và có thể trượt dài suy thoái chưa từng thấy.
Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất cơ bản từ 6% xuống 5,5%. Ảnh THE MOSCOW TIMES
Nền kinh tế Nga giai đoạn 2020-2021 sẽ phải chịu áp lực từ những cú sốc, cho dù áp dụng biện pháp phòng tránh gì. Ðây là nhận định của các nhà kinh tế thuộc Viện Chính sách kinh tế Nga mang tên E.Gai-đa. Ðiều này tùy thuộc kịch bản với những điều kiện khách quan khác nhau, theo đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay có thể giảm từ 7 đến 12%, tức là sẽ đạt mức âm từ 4 đến 6%. Trong trường hợp như vậy, thâm hụt ngân sách có thể vượt quá 11% GDP. Thu nhập thực tế của người dân sẽ giảm hơn 6%. Theo giới chức Nga, trước mắt chính quyền sẽ hỗ trợ người dân bằng một khoản thế chấp ưu đãi gần 1.000 tỷ rúp (khoảng 13,7 tỷ USD), được bơm vào hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, chính quyền sẽ công bố biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp lớn vượt qua khủng hoảng.
Các chuyên gia kinh tế Viện Gai-đa cho rằng, nền kinh tế Nga giai đoạn 2020-2021 sẽ phải chịu ảnh hưởng của ít nhất ba cú sốc: giá dầu giảm; biện pháp kiểm dịch, cách ly xã hội của chính quyền; nhu cầu giảm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành, các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài, đang buộc thế giới phải đánh giá lại triển vọng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Thậm chí, nếu đại dịch kéo dài đến cuối năm, thì quy mô của suy thoái kinh tế thế giới, trong đó có nền kinh tế Nga, sẽ khó dự đoán.
Trong khi đó, các nhà khoa học dự báo nền kinh tế Nga có thể diễn biến theo hai kịch bản, tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh. Kịch bản thứ nhất: chính quyền gỡ bỏ dần các hạn chế, cách ly xã hội trong quý II năm nay và kịch bản thứ hai: đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành trong suốt mùa hè. Nếu tình hình diễn biến theo kịch bản thứ nhất, với việc dỡ bỏ một phần hạn chế, giãn cách xã hội, tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2020 có thể giảm 7 đến 8%. Tuy nhiên, nếu các hạn chế kéo dài hơn theo kịch bản thứ hai, GDP của Nga có thể giảm tới 12%. Ðầu tư vào tài sản cố định giảm 9 đến 16%. Ngoài ra, kịch bản thứ nhất sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Nga tăng đến 8%, trong khi kịch bản thứ hai sẽ đẩy 12% dân số trong độ tuổi lao động vào cảnh thất nghiệp. Ðây là một con số khổng lồ và chắc chắn sẽ kéo theo thu nhập thực tế của người dân giảm. Lạc quan nhất, khi giãn cách xã hội được gỡ bỏ từng phần, thu nhập thực tế sẽ giảm từ 3,5 đến 4,5% vào cuối năm nay. Nếu chế độ cách ly xã hội kéo dài hơn, kịch bản tồi tệ này sẽ tước đi 6,5% thu nhập của người dân.
Tùy thuộc vào hai kịch bản kể trên, thâm hụt ngân sách liên bang năm 2020 sẽ từ 3,7 nghìn tỷ đến 6,7 nghìn tỷ rúp, tương đương từ 3,8 đến 7,2% GDP; hoặc thâm hụt ngân sách từ 6,5 đến 11,4% GDP. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, ngân sách hiện tại chỉ cho phép bù những thiếu hụt nguồn thu từ dầu khí. Trong khi đó, ngành ngân hàng đang là một trong những mắt xích yếu của nền kinh tế Nga. Theo thống kê, hiện số tiền các ngân hàng cho doanh nghiệp vay đã lên tới 42 nghìn tỷ rúp, trong đó gần 16 nghìn tỷ rúp thuộc các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch, như ngành vận tải, xây dựng, vật liệu xây dựng, hoạt động bất động sản, thương mại, dịch vụ công cộng, một số ngành công nghiệp... Thậm chí, Phó Thủ tướng thứ nhất LB Nga A.Bê-lô-u-xốp cho biết, với tình hình hiện tại, khối lượng các khoản vay phải cơ cấu lại có thể lên tới 4.000 tỷ rúp.
Tổng thống Nga V.Pu-tin cũng khẳng định, dịch bệnh đã làm rối loạn nhịp độ của đời sống kinh tế và thương mại tại Nga. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, mọi chỉ số của nền kinh tế Nga đều đang tiệm cận "giới hạn đỏ". Sản xuất công nghiệp sụt giảm, nền kinh tế ngừng trệ, chi tiêu và tiêu dùng giảm sút… Ngân hàng Trung ương Nga mới đây cũng đã buộc phải giảm 50 điểm lãi suất cơ bản từ 6% xuống còn 5,5%. Trong khi, Chính phủ Nga đang tính toán các biện pháp mới hỗ trợ nền kinh tế, nhiều nhà quan sát đã sớm cho rằng khoản tiền mà chính quyền giải ngân để hỗ trợ các doanh nghiệp và gia đình Nga đang gặp khó khăn 1.000 tỷ rúp là không đủ. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, sau những năm kinh tế Nga đối mặt không ít khó khăn do phương Tây cấm vận và trừng phạt, thì "cuộc chiến" chống đại dịch Covid-19 lần này sẽ tiếp tục đẩy nền kinh tế Nga đến những thử thách mới.
Theo Nhan Dan
TIN LIÊN QUAN
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022
Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.
10/04/2022