Vietnews.ru
Tham khảo

Nga đăng cai World Cup: Được và mất

06/12/2010 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Nga đăng cai World Cup: Được và mất
Thủ tướng Nga Vladimir Putin chúc mừng đoàn đại biểu Nga sau khi nhận được thông tin nước này đã giành quyền đăng cai World Cup 2018 - Ảnh: AP.

Chiến thắng của nước Nga trong cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup 2018 có thể khiến quốc gia này phải tiêu tốn nhiều tỷ USD, nhưng lại hứa hẹn đem tới những lợi ích to lớn trong dài hạn.

Theo hãng tin BBC, để chuẩn bị cho World Cup, Nga sẽ phải nâng cấp hoặc xây mới 16 sân vận động tại 13 thành phố. Thống kê chính thức cho thấy, chỉ riêng hạng mục này sẽ tiêu tốn của Nga 3,8 tỷ USD.

Bên cạnh đó, một số ước tính cho rằng, Nga cần ít nhất một khoản nhiều gấp đôi số tiền trên để nâng cấp các sân bay của nước này, phát triển hệ thống tàu cao tốc, xây dựng thêm đường xã và khách sạn.

Nhiều chuyên gia thậm chí dự báo, nước này sẽ phải chi hàng chục tỷ USD để chuẩn bị cho sự kiện.
Việc Nga giành quyền đăng cai World Cup 2018 một phần xuất phát từ công tác chuẩn bị của nước này chuẩn bị tổ chức Olympics mùa đông 2014 tại Sochi.

Ban đầu, Chính phủ Nga cho hay, họ sẽ chi khoảng 314 tỷ Rúp, tương đương khoảng 10 tỷ USD, cho Olympics. Tuy nhiên, sau đó, con số này đã tăng lên mạnh mẽ. Bộ Kinh tế Nga ước tính, nước này sẽ phải chi 1.000 tỷ Rúp trong thời gian 2009-2012 để phục vụ cho sự kiện.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin dự báo, World Cup sẽ tiêu tốn của nước này “ít hơn nhiều” so với Olympics mùa đông, vì World Cup có thể sử dụng nhiều cơ sở hạ tầng mà Olympics để lại.

Tốn kém là vậy, nhưng World Cup hứa hẹn sẽ đem đến cho nước Nga những lợi ích không nhỏ. Việc tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh sẽ buộc nước này phải đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá cơ sở hạ tầng vốn rất cần thiết cho phát triển kinh tế.

Nhiều năm qua, khách du lịch nước ngoài “ngại” tới Nga vì thủ tục xuất nhập cảnh còn rườm rà, thiếu khách sạn và đường xá chưa tốt. Tuy nhiên, trở thành chủ nhà của World Cup 2018, Nga sẽ không chỉ trở thành “miền đất mới” cho bóng đá, mà còn là miền đất mới thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài.

Mặc dù Moscow đã giới hạn khu vực phục vụ World Cup ở phần lãnh thổ châu Âu của Nga, khoảng cách từ thành phố tổ chức sự kiện này xa nhất ở phía Đông là Yeaterinburg và thành phố đăng cai xa nhất ở phía Tây Kaliningrad cũng lên tới 2.500 km. Đó là lý do tại sao Nga sẽ phải đầu tư lớn cho việc nâng cấp hệ thống giao thông. Hàng nghìn phòng khách sạn mới cũng sẽ được xây dựng trong vài năm tới ở Nga.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nga đã cam kết sẽ miễn thị thực nhập cảnh cho những du khách có vé xem World Cup. Ngoài ra, người hâm mộ bóng đá sẽ được miễn phí đi lại giữa các thành phố đăng cai.
Tương tự như đối với công tác chuẩn bị cho Olympics mùa đông 2014, Chính phủ Nga đứng ra bảo lãnh cho toàn bộ các dự án trong khuôn khổ World Cup.

Thành công hay thất bại về tài chính của Nga trong việc đăng cai World Cup 2018 chỉ có thể được kết luận sau khi sự kiện này đã kết thúc vài năm. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, chuyện thiếu vốn cho các dự án World Cup của Nga sẽ khó xảy ra. Bởi trên thực tế, ngay đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã không thể cản bước tiến trình chuẩn bị cho Olympics của nước này.

Theo VnEconomy


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022