Nga sẽ là thị trường ôtô lớn nhất châu Âu vào 2015?
Dự kiến sau 10 năm nữa, ở Nga sẽ có khoảng 4 triệu xe ôtô được bán mỗi năm.
Theo các nhà phân tích Mỹ, những nhân tố tăng trưởng chính bao gồm sự gia tăng sản xuất nội địa, hiện đại hoá và quan hệ đối tác với các nhà sản xuất ôtô nước ngoài.
Trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói nước Nga, ông Oleg Osipov, trưởng biên tập viên báo Avtoizvestiya, cho biết yếu tố đầu tiên sẽ được đảm bảo chủ yếu bởi nhu cầu trong nước đang tăng.
Ông Osipov nói: “Thị trường sẽ phát triển vì không phải rất nhiều người ở Nga có ôtô. Tại Mátxcơva trung bình cứ 1.000 người thì có 250 xe. Tỷ lệ này đối với cả nước Nga là 170 xe, trong khi ở châu Âu là 500-700 xe. Tại Mỹ, cứ 1.000 người, kể cả trẻ sơ sinh thì có 1.000 xe.”
Dần dần, những đối thủ chính trên thị trường xe hơi Nga sẽ là các tập đoàn xuyên quốc gia. Trong số này, không ít doanh nghiệp đã chuyển cơ sở sản xuất vào Nga. Chẳng hạn như Renault, AvtoVAZ là doanh nghiệp thành công điển hình trong quá trình rút ra khỏi khái niệm sản xuất nhà nước.
Ông Oleg Osipov cho rằng: “Các nhà máy cũ của Nga như GAZ, VAZ không có phương hướng thay thế nào khác là tham gia liên kết với các nhà sản xuất phương Tây. Trên thế giới ngày nay, hầu như không còn phương thức sản xuất công nghiệp ôtô quốc gia. Chỉ tồn tại các tập đoàn toàn cầu, là hình thức liên kết đủ khả năng đảm bảo tính cạnh tranh cho các sản phẩm.”
Ngoài ra, ở Nga, những nhà khổng lồ như Toyota và Nissan cũng thu được thành công. “Tất cả những yếu tố này cho thấy các nhà sản xuất thế giới coi Nga như một trong những địa bàn quan trọng”, ông Iosif Diskin, đồng Chủ tịch Hội đồng Chiến lược quốc gia, nhấn mạnh. Ông nói: “Chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của một thế hệ hoàn toàn mới, những bộ phận công nghiệp chế tạo xe quy mô. Lúc này, chúng ta đã thấy những kết quả đang thu được, trong đó có cả việc hình thành các bộ phận sản xuất phụ tùng lắp ráp.”
Giới chuyên gia tin rằng để có bước nhảy vọt chất lượng cần phải tính đến tình hình đầu tư nước ngoài. Hiện nay, đó là yếu tố đang đóng vai trò liên kết. Cố vấn Viện Phát triển hiện đại Nikita Maslennikov nói: “Họ đến với mặt bằng sản xuất Nga, nơi sở hữu những kinh nghiệm chuyên môn nhất định và lực lượng lao động lành nghề. Họ đến với thị trường có nhu cầu. Thông qua các khoản đầu tư, chủ yếu là tài chính, chúng ta đang có cơ hội mạnh mẽ để sắp xếp nguồn lực mà chúng ta đang sở hữu hôm nay.”
Theo giới phân tích, đến năm 2015, Nga sẽ vượt Đức và trở thành thị trường xe hơi lớn nhất ở châu Âu. Dự đoán của Chính phủ Nga có phần lạc quan hơn nữa, với hy vọng đến Thế vận hội năm 2014, Nga sẽ giành vị trí hàng đầu ở châu Âu./.
TIN LIÊN QUAN
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022