Nga trong cuộc cạnh tranh địa chính trị dầu mỏ mới
Những thay đổi mang tính cấu trúc của ngành thương mại dầu mỏ toàn cầu – trong đó bao gồm những vai trò mới của Nga và Saudi Arabia cùng với những nhân tố phi nhà nước như tổ chức IS - có ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp năng lượng của Moskva.
“Xoay trục” năng lượng sang châu Á
Các công ty năng lượng hàng đầu của Nga, vốn đã phải vật lộn với hậu quả của việc giá dầu thế giới suy giảm trong vòng 18 tháng qua, giờ đây đang phải đối mặt với những thách thức bổ sung do sự chuyển dịch cơ cấu thương mại dầu mỏ toàn cầu. Quan trọng nhất, sự nổi lên của Saudi Arabia như là một nhà cung cấp dầu thô chủ chốt cho châu Âu đang buộc Nga phải tăng cường “xoay trục” năng lượng của mình sang châu Á.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng trong thị trường năng lượng ở châu Âu, Nga phải xoay trục sang châu Á. Ảnh: Tass
Sau sự gia tăng căng thẳng liên quan đến vấn đề Ukraine, các nhà máy tái chế châu Âu đã giảm mua dầu thô của Nga và bắt đầu thay thế bằng nguồn dầu từ Saudi Arabia, thiết lập giai đoạn mới cho sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các nhà cung cấp dầu trong trong thị trường toàn cầu.
Bảo vệ thị phần là một nhiệm vụ quan trọng, bởi vì thương mại dầu thô đã thực sự đã kịch trần và khoảng trống cho các nhà cung cấp dầu thô đang bị thu hẹp. Trong khi đó, các thị trường sản suất dầu vẫn tiếp tục mở rộng và toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh này, thị trường châu Âu là đặc biệt quan trọng. EU là nhà sản xuất sản phẩm dầu mỏ lớn thứ 2 sau Mỹ: công suất lọc dầu của châu Âu khoảng 15 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 16% tổng công suất toàn cầu. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009, công nghiệp lọc châu Âu đã trải qua những khó khăn, do nhu cầu đầu ra yếu và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà máy lọc dầu được định hướng theo xuất khẩu ở Trung Đông, Nga, Mỹ và Ấn Độ. Theo báo cáo thị trường dầu mỏ năm 2015 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, "công suất lọc dầu của châu Âu đã giảm hơn 2 triệu thùng/ngày từ năm 2008, phần lớn do sự suy giảm nhu cầu và mức tiêu thụ của khu vực so với cùng kỳ".
Chiến lược của Nga ở châu Âu kể từ cuối những năm 1990 và đến năm 2010 đã tập trung nhiều vào ngành công nghiệp lọc hóa dầu châu Âu. Các công ty năng lượng của Nga như Lukoil, Rosneft, Gazprom Neft và Surgutneftegaz, tất cả đều lựa chọn thị trường châu Âu như là chìa khóa chiến lược cho việc xuất khẩu dầu thô, cũng như kiểm soát ngành công nghiệp lọc dầu châu Âu.
Nhưng hiện nay có một số khía cạnh chính, vốn đã làm thay đổi cơ bản phương pháp tiếp cận của Nga sang thị trường này. Một trong những yếu tố đó là cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp nhà máy lọc dầu châu Âu, do nhu cầu yếu và cạnh tranh gia tăng của nguồn cung cấp sản phẩm từ nhà máy lọc dầu ở các nơi khác trên thế giới (chủ yếu là châu Á và Mỹ, thậm chí cả Trung Đông).
Biểu đồ dự tính sản sản lượng xuất khẩu dầu thô của Nga tới các khu vực trong giai đoạn 2010-2040. Ảnh: RD
Một yếu tố khác là chế độ thuế ở Nga đã thay đổi. Những thay đổi mang tính pháp lý có hiệu lực vào đầu năm 2015, trong đó bao gồm giảm thuế xuất khẩu dầu thô trong khi tăng thuế khai thác khoáng sản. Thuế xuất khẩu đối với dầu diesel và các sản phẩm năng lượng chiếu sáng ở mức thô là 63%. Điều này nên được hiểu trong bối cảnh Nga bắt đầu xuất khẩu thông qua đường ống dẫn dầu nối Đông Siberia và Biển Thái Bình Dương và xa hơn là thông qua các cảng ở vùng Viễn Đông để chuyển tới các khách hàng châu Á. Nó là một phần trong kế hoạch xoay trục năng lượng về phía Đông của Nga.
Trong những năm gần đây, vai trò của Saudi Arabia đã bị suy giảm tại thị trường châu Á khi các khách hàng tại châu lục này đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường vốn phụ thuộc nhiều vào dầu thô từ Trung Đông. Giờ đây, trong một nỗ lực để giữ thị phần, Saudi Arabia đang có kế hoạch xuất khẩu dầu thô nhiều hơn đến châu Âu.
Báo cáo gần đây cho thấy dầu thô của Saudi Arabia là khá hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu năng lượng ở châu Âu, đe dọa sự thống trị thị trường truyền thống của Nga. Giá thấp, thêm vào đó là mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây, là những yếu tố đã khiến các công ty như Shell và Total thực hiện sự chuyển hướng nhập khẩu.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak (phải), Tổng thư ký OPEC Abdalla Salem El-Badri tại cuộc họp báo ở Moscow ngày 30/7/2015. Ảnh: AP
Từ lâu, châu Âu đã có mong muốn đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Nhập khẩu dầu thô của Saudi Arabia vào thị trường châu Âu sẽ là cách để đạt được mục tiêu này. Gần đây, Ba Lan đã đi tiên phong bằng cách công bố một thỏa thuận đường ống dẫn khí tự nhiên với Latvia, Lithuania và Estonia. Thành phố cảng Gdansk của Ba Lan dự kiến sẽ là một trung tâm lưu trữ dầu, nơi có thể là điểm dự trữ cuối cùng để dầu của Saudi Arabia được chuyển đến các nhà máy lọc dầu ở Tây Âu và Địa Trung Hải.
Các động thái trên đủ để thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất năng lượng tại Nga. Người đứng đầu của Rosneft, Igor Sechin, tuyên bố rằng việc Saudi Arabia bán phá giá dầu thô là nhằm loại Nga ra khỏi thị trường năng lượng. Nikolaj Rubchenkov, một đại diện của công ty TATNEFT, đã hối thúc Bộ Năng lượng Nga xem xét thêm các biện pháp bảo vệ để bảo vệ lợi ích của Nga tại thị trường phương Tây trong chiến lược năng lượng của chính phủ. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Alexander Novak thì nhấn mạnh sự xâm nhập của Saudi Arabia vào thị trường hiện nay đang trở thành đối thủ cạnh tranh khắc nghiệt nhất của Nga.
Sự kết hợp giữa các biện pháp cụ thể mà những khách hàng châu Âu đang thực hiện và mối quan ngại từ các giám đốc điều hành hàng đầu của Nga cho thấy động thái trên của Saudi Arabia có khả năng thay đổi đáng kể thị trường dầu mỏ châu Âu. Vì vậy, chỉ cần Saudi Arabia giữ giá đủ thấp bằng cách giảm giá, tăng năng suất hoặc cả hai, thị phần của Nga ở châu Âu sẽ tiếp tục bị đe dọa.
Saudi Arabia đang tăng cường xuất khẩu dầu thô vào châu Âu, trong bối cạnh thị phần của nước này tại châu Á đang suy giảm và EU muốn đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu.
Trong khi đó, sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã làm phức tạp quan điểm cho rằng về mặt truyền thống, địa chính trị năng lượng được thiết lập bởi các quốc gia có chủ quyền. IS đã tạo ra 34-40.000 thùng dầu thô mỗi ngày, tương đương khoảng 1, 53 triệu USD/ngày. Có một số báo cáo cho rằng lượng dầu này được bán và tiêu thụ bởi cả phiến quân và chính phủ của Tổng thống Syria Assad. Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách kỳ lạ này đã làm phức tạp thêm tình hình vốn như là mê cung trong khu vực.
Rõ ràng những gì chúng ta đang chứng kiến là, thứ nhất, một sự thay đổi mang tính địa lý trong thương mại dầu. Nga đang chuyển hướng sang phía Đông, giành thị phần từ Trung Đông. Đồng thời, Saudi Arabia đang thay thế Nga trong thị trường khí đốt châu Âu. Thứ hai, bản chất của ngành thương mại dầu cũng đang thay đổi. Nó không chỉ còn là thương mại dầu thô mà các sản phẩm thương mại tinh chế đang có ý nghĩa trung tâm cho sự toàn cầu hóa của các dòng thương mại trong trung hạn. Vì vậy các nước như Saudi Arabia và Nga đang thực sự tập trung vào việc phát triển năng lực nhà máy lọc dầu của chính mình. Thứ ba, những diễn biến gần đây tại Trung Đông, nơi mà sản lượng dầu thô đang tăng lên tại các khu vực mà IS kiểm soát, là biểu hiện cho một sự thay đổi lớn – sự ra đời của nền địa chính trị dầu mỏ mới, nơi mà các nhân tố phi nhà nước đang trở nên ngày càng quan trọng.
Kết quả là, những khái niệm về chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên quốc gia, rào cản thương mại truyền thống kết hợp với biên giới quốc gia và pháp luật thương mại và ngoại giao năng lượng, tất cả đang được đặt trong một bối cảnh mới.
Theo http://baotintuc.vn
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022