Vietnews.ru
Tham khảo

Nga với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và những dự án lớn

20/08/2019 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Nga đã bật đèn xanh cho Trung Quốc vào đầu tháng 7 với một dự án xây dựng đường cao tốc dài 2.000 km nối liền biên giới của đất nước này, từ Kazakhstan đến Belarus.

Nga bập vào sáng kiến Vành Äai và Con ÄÆ°á»ng của Trung Quá»c vá»i những dá»± án lá»n - 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy mạnh mẽ Sáng kiến Vành đai và Con đường với sự hợp tác của Nga

Đường cao tốc bốn làn này sẽ chạy về phía tây từ tỉnh Orenburg đến Belarus thông qua một số tỉnh khác của Nga.

Vị trí của đường cao tốc này nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án: Belarus là cửa ngõ vào châu Âu, trong khi Kazakhstan - một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có chung đường biên giới phía đông với Trung Quốc - cũng nơi đường cao tốc bắt nguồn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường của mình với mục tiêu tạo ra một khu kinh tế lớn nối Trung Quốc với châu Âu bằng đường bộ và đường biển. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, dự án mới đánh dấu việc Nga tham gia xây dựng đường cao tốc này là rất quan trọng đối với tuyến đường bộ của Sáng kiến, nó sẽ kéo dài khoảng 8.500 km và là tuyến đường vận chuyển ngắn nhất từ Trung Quốc đến Tây Âu.

Đây không phải là bước đột phá đầu tiên của Nga trong việc phát triển các tuyến đường bộ nối liền châu Á và châu Âu. Trong nửa đầu thập niên 2000, Moscow đã vận động các công ty Nhật vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường sắt xuyên Siberia dài 9.300 km.

Có một số công ty đã thử nghiệm tuyến đường này, ví dụ như quyết định xây dựng nhà máy của Toyota Motor tại Saint Petersburg. Nhưng, tuyến đường của Nga chưa bao giờ thực sự có kết quả.

Một trong những lý do đó là do những rung động mạnh khi vận chuyển làm rung chuyển các đoàn tàu, cả khi chạy và khi kết nối với các chuyến tàu chở hàng khác. Các rung động mạnh đến nỗi hàng hóa thường sẽ bị hư hỏng. Hơn nữa, lịch trình kết nối xe lửa ở Nga lại thất thường.

Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc không vận chuyển hàng hóa thường xuyên đến Châu Âu. Nhưng cho đến năm 2011, các dịch vụ "tàu hỏa khối" của Bắc Kinh được giới thiệu lần đầu tiên, kết nối thành phố Trùng Khánh với Đức qua Kazakhstan, Nga, Belarus và Ba Lan.

Sau này nó được đổi tên thành China Railway Express, các đoàn tàu này hiện đang di chuyển giữa các điểm của các nhà ga ở Trung Quốc - bao gồm Tứ Xuyên và châu Âu.

Cuối cùng, China Railway Express dần thay thế đường sắt của Nga và trở thành mạng lưới đường sắt chính kết nối châu Á và châu Âu.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa rồi đã đến thăm Moscow vào đầu tháng 6 để hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Trong chuyến thăm của ông Tập, hai nước đã ký khoảng 30 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei để xây dựng mạng 5G tại Nga, đồng thời chủ tịch Tập Cận Bình cũng chào mời mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Trung Quốc và Nga.

Trong quá khứ, Bắc Kinh và Moscow đã dần khởi động mối quan hệ đối tác chiến lược của họ ít nhiều bằng nhau vào năm 1996, và hiện nay, với việc bật đèn xanh của Nga, mối quan hệ này đang trở nên ngày càng chặt chẽ hơn.

Nhưng không phải tất cả mọi người ở Nga đều vui mừng mối quan hệ nồng ấm hơn này. Trong thực tế, Nga đã bắt đầu cảm thấy có sự bất cân xứng giữa quốc gia này và người bạn láng giềng châu Á khổng lồ.

Sự bất cân xứng giữa hai nước ngày càng lớn hơn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nền kinh tế, dân số, quân sự và chính trị. Ví dụ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga chỉ bằng 12% của Trung Quốc vào năm 2018 và, theo một khảo sát của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự của họ chỉ bằng một phần tư của Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc đang thiếu tài nguyên và thèm muốn dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm lâm nghiệp của Nga. Nước này cũng đang gửi một lượng lớn công nhân Trung Quốc đến Nga để làm việc

Nga đã bị xa lánh và bị trừng phạt bởi phần lớn cộng đồng quốc tế và phải dựa chủ yếu vào Trung Quốc để duy trì sự thịnh vượng kinh tế. Nhưng đây là con dao hai lưỡi, Moscow cũng đang dần bị báo động bởi sự hiện diện ngày càng tăng của đối tác thân thiết này của trong khu vực, cả về kinh tế và trên mặt trận an ninh.

Trong nỗ lực đạt được sự cân bằng, Nga đã cố gắng cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng hiện nay vẫn chưa có kết quả. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, chắc chắn sẽ có một trật tự mới ở Á-Âu, với một Trung Quốc hùng mạnh cầm ghế lái và một nước Nga thắt chặt dây an toàn ở ngay phía sau.

Theo dantri.com.vn


Tags: Trung, đường, chuyển, trong, tuyến, Belarus, Trong, Kazakhstan, Nhưng, Moscow, thành, tháng, thường, những, không, người, khoảng, chuyến, chính, khổng



TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022