Những trở ngại Nga gặp phải khi quyết Đông tiến, phá vây
Cuộc khủng hoảng kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây tạo ra đã làm người Nga nhận ra rằng họ cần tăng tốc phát triển nền kinh tế hơn bao giờ hết nếu muốn tồn tại và phát triển như một cường quốc. Nhưng hành trình đông tiến này của Nga cũng không hẳn là không có gian nan.
Kể từ sau khi thành lập năm 1991, nước Nga vẫn hướng về châu Âu như chiến lược kinh tế nền tảng quan trọng nhất của mình. Điều này cũng bắt nguồn từ di sản thời Liên Xô để lại khi các nước Đông Âu mới là những liên kết kinh tế quan trọng nhất với nước Nga. Châu Âu là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hàng hóa Nga, và ngược lại các nước châu Âu cũng là những nhà đầu tư lớn nhất vào thị trường Nga.
Các chiến lược phát triển kinh tế quy mô nhất của điện Kremlin trong nhiều năm qua đều là các kế hoạch hướng tới thâu tóm thị trường béo bở và màu mỡ của châu Âu, như kế hoạch phát triển cao độ ngành năng lượng với chủ lực là hai lĩnh vực dầu lửa và khí đốt. Khoảng cách địa lý xa xôi với các thị trường lớn khác trên thế giới như các nước Đông Á hay Ấn Độ khiến cho mối quan hệ và mức độ phụ thuộc của kinh tế Nga vào các nước châu Âu tăng lên khá nhiều.
Nhưng, điều này đang đứng trước khả năng bị đảo lộn một cách chóng mặt. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015 do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đã khiến cho người Nga hiểu rằng mô hình kinh tế mà họ đang theo đuổi từ trước tới giờ tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Bất cứ một sự xung đột về chính trị nào giữa Nga và EU đều có thể dẫn tới việc EU ban hành các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga, trực tiếp đe dọa nền kinh tế của nước này.
Mô hình kinh tế dựa phần lớn vào các khoản đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ Mỹ và EU, cần phải được thay đổi. Và mô hình mà điện Kremlin đang hướng tới, là mô hình gần giống như các nước Đông Á đã thực hiện thành công trước đó. Đó là một nền kinh tế hướng đến xuất khẩu, và khi các lệnh trừng phạt kinh tế vẫn đang đóng cánh cửa vào thị trường EU của Nga, thì điều Nga cần làm là hướng tới các thị trường chủ chốt khác trên thế giới, một trong số đó là châu Á - Thái Bình Dương, khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay, và Ấn Độ.
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Nga và các nước châu Á vì thế đang tăng lên đáng kể trong thời gian vừa qua. Các hợp đồng năng lượng hàng trăm tỉ USD đã được ký kết với Trung Quốc, các hiệp định quan hệ thương mại song phương giữa Nga với các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan cũng được hình thành, Nga cũng đang lập kế hoạch quay trở lại thị trường Ấn Độ vốn được đánh giá là điểm bùng nổ tăng trưởng tiếp theo ở châu Á. Việc tạo dựng các mối quan hệ thương mại và cạnh tranh ở các thị trường trên toàn cầu sẽ làm tăng cường xuất khẩu hàng hóa có thể khiến nền kinh tế Nga phát triển mạnh mẽ hơn và năng động hơn, giống như các nước Đông Á đã làm trước đó.
Nhưng quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Nga cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Phần lớn các mặt hàng chủ chốt nhất mà Nga đang xuất khẩu ra thế giới đều là các mặt hàng thế mạnh của Nga, như xây dựng các cơ sở năng lượng và khí tài quân sự, các mặt hàng này có thể đem lại lợi nhuận rất lớn nhưng tính liên tục của nó lại là một dấu hỏi vì nhu cầu khí tài quân sự và xây dựng cơ sở năng lượng không phải lúc nào cũng có.
Về điểm này, các mặt hàng dân sự luôn có ưu thế lớn hơn, và hầu hết các nước Đông Á hướng tới xuất khẩu đều lựa chọn phát triển các mặt hàng dân sự. Nga cần phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng dân dụng nhiều hơn nếu muốn tăng cường khả năng xuất khẩu của mình thay vì những mặt hàng cao cấp như xây dựng cơ sở hạ tầng và khí tài quân sự. Đó là chưa kể, các mặt hàng Nga vốn xuất khẩu sang thị trường EU có giá thành cao giờ đây sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh ở các thị trường châu Á vốn có mức thu nhập thấp hơn EU khá nhiều.
Nhưng khó khăn lớn nhất đối với kinh tế Nga hiện nay đang là thiếu đi những nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn đến từ Mỹ và EU, do các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây. Cũng giống như kinh tế Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài này có vai trò lớn đối với nền kinh tế Nga, khi họ là người đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng các doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động. Để có thể tiến tới một nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa, Nga cần các nhà đầu tư giống như Trung Quốc đã làm để có thể nâng cao khả năng sản xuất của nền kinh tế quốc nội.
Hiện nay các tập đoàn nhà nước ở Nga vẫn chủ yếu giữ vai trò chủ đạo trong các ngành công nghiệp quốc phòng và năng lượng, và vẫn còn rất nhiều khoảng trống trong các lĩnh vực sản xuất hàng dân dụng trong nền kinh tế Nga. Việc thu hút các nhà đầu tư đến từ châu Á để thế chỗ cho các nhà đầu tư phương Tây đang tỏ ra không hề dễ dàng. Phần lớn các hiệp định thương mại với các nước châu Á của Nga tính đến thời điểm hiện tại vẫn chủ yếu hướng đến việc tìm thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Nga nhiều hơn.
Vì thế, về lâu dài Nga vẫn cần khôi phục lại mối quan hệ kinh tế và thương mại với các nước phương Tây như Mỹ và EU. Sự quay trở lại của các nhà đầu tư phương Tây sẽ giúp cho kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng xuất khẩu của Nga diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Nga có lợi thế rất lớn là nằm giữa hai khu vực kinh tế năng động nhất thế giới là EU và châu Á, nếu biết cách tận dụng Nga có thể trở thành một cường quốc dựa vào xuất khẩu cho cả hai thị trường béo bở này.
Theo http://motthegioi.vn
TIN LIÊN QUAN
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022