Vietnews.ru
Tham khảo

Putin viết tiếp kịch bản “Crimea phần 2” cho đông nam Ukrain

13/05/2014 (Đọc 12 phút)

Xem thêm:

Trước đây, ông Putin từng tuyên bố “Nga không có ý định sáp nhập Crimea”, nhưng Crimea vẫn thuộc về Nga. Hiện nay, tương lai của vùng Donbass sẽ ra sao?

Hãng tin Nga “Interfax” cho biết, thông tin đáng chú ý nhất ngày hôm qua (12/5) là sự kiện, sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 11/5, nước Cộng hòa nhân dân Donetsk đã tuyên bố độc lập, đồng thời đưa ra đề nghị sáp nhập vào Nga. Dự kiến sắp tới, rất có thể Lugansk cũng sẽ làm như vậy.

Theo kết quả kiểm phiếu của cuộc trưng cầu dân ý tại tỉnh Donetks ngày 11/5, sau khi kiểm tra và tính toán gần như cơ bản các điểm bỏ phiếu, tỷ lệ người dân ủng hộ tỉnh này tuyên bố độc lập đạt 89,7%, còn tỷ lệ người dân đi bỏ phiếu đạt khoảng 75%.

Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 11/5, các vùng Lugansk đã tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế của tỉnh này. Theo Ủy ban Bầu cử của “Cộng hòa nhân dân Luganks”, kết quả chính thức của cuộc trưng cầu dân ý về tương lai độc lập của vùng lãnh thổ này đã được xác định.

96,2% người dân ủng hộ việc Lugansk thành lập quốc gia độc lập trên tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu khoảng 80%.

Ngày 12/5, ông Vasiliy Nikitin, đại diện lực lượng tự vệ khu vực Lugansk cho biết, không loại trừ khả năng sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga. “Nếu người dân Cộng hòa Nhân dân Lugansk thảo luận muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập với Nga, thì ý chí của nhân dân sẽ được thực hiện," ông Nikitin tuyên bố.

Ông Putin và câu nói kinh điển, quyết định vận mệnh Crimea

Hiện nay, Nga chưa đưa ra bất kỳ phản ứng gì trước lời đề nghị được sáp nhập vào Liên bang Nga của nhân dân nước “Cộng hòa nhân dân Donetsk” nhưng một số dấu hiệu cho thấy kịch bản Crimea sẽ tái diễn ở 2 tỉnh Lugansk và Donetsk.
Trước đây, vào ngày 16/3, nước Cộng hòa tự trị Crimea cũng đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về khả năng sáp nhập vào Nga.
Với kết quả gần 97% người dân ủng hộ, sau đó bán đảo bên bờ biển Đen đã được Moscow chấp thuận trở thành một chủ thể của Liên bang Nga.

Putin viết tiếp kịch bản “Crimea phần 2” cho đông nam Ukrain
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (trái) và Cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga FSB Alexander Bortnikov (1 trong “Bộ tứ KGB”)

Vào thời điểm đó, Moscow thì chưa bao giờ công khai ý định sáp nhập Crimea, thậm chí Tổng thống Nga đã từng khẳng định là nước này không hề có ý định lôi kéo Simferopol đoạn tuyệt với Kiev, quay trở về với Moscow. Tuy nhiên, sự thực thế nào, hiện giờ ai cũng đã rõ.
Khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Moscow có xem xét phương án sát nhập Crimea vào Nga hay không, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “Nga không xem xét khả năng sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước mình”. Ông nói: “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chỉ có những công dân đang sống trong vùng lãnh thổ này mới có thể và có quyền xác định tương lai của họ”.

Với tuyên bố trên, Tổng thống Nga đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng là Moscow “không có chủ định” sát nhập Crimea vào Nga, mà họ sẽ giúp Simferopol ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Tương lai của Crimea sẽ do chính nhân dân của nước cộng hòa tự trị này quyết định. Một câu nói quá hoàn hảo của một chính trị gia!

Việc đưa ra tuyên bố trên là cực kỳ khôn ngoan. Nga đã thể hiện cho công đồng quốc tế biết rằng, Nga can thiệp quân sự vào Ukraine đúng là chỉ nhằm mục đích bảo vệ công dân Nga và những người nói tiếng Nga, chứ không hề có mưu đồ chính trị gì khác. Với câu nói trên, ông Putin không chỉ trấn an người hàng xóm, mà còn làm yên lòng Mỹ và EU.

Tổng thống Putin cho rằng những bước đi như vậy, mặc dù là biện pháp cực kỳ kiên quyết nhưng hoàn toàn hợp pháp.

Ông còn nhấn mạnh rằng Nga đã, đang và sẽ luôn tin tưởng rằng Ukraine “không chỉ là nước láng giềng gần nhất, mà thực sự là nước Cộng hòa anh em của chúng tôi, một người hàng xóm tốt” và Nga không định chiến đấu với nhân dân Ukraine.


Donetsk đã chính thức đề nghị sáp nhập vào Nga

Tuy nhiên, đằng sau câu nói của Tổng thống Nga ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu xa mà mãi đến thời gian sau này, người ta mới thấy những câu nói của ông là cực kỳ khôn ngoan. Tuyên bố “Nga không có ý định sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình” của ông đã cho phép Nga làm những gì mình muốn mà Mỹ-EU và Ukraine không thể bắt bẻ được.

Tại sao khi đó ông lại nói “Nga-không-có-ý-định-sáp-nhập” chứ không phải là “Nga-không-sáp-nhập”? Phải chăng lúc đó ông Putin đã biết chắc là nước cộng hòa tự trị này đề nghị được trở thành một phần lãnh thổ của Nga và Moscow sẽ “buộc phải” chấp nhận “nguyện vọng tha thiết của nhân dân Crimea”?

Vị Tổng thống Nga có ý định như thế hay không thì chỉ mình ông biết. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh là sau đó 2 tuần, Nga đã chấp thuận cho nước cộng hòa tự trị từng là lãnh thổ của mình, được “trao tặng” cho Ukraine cách đây 60 năm, quay về dưới mái nhà nước Nga. Còn Kiev, ngậm ngùi thu quân và hoạch định đường biên giới mới Crimea.

Kịch bản nào cho đông nam Ukraine?

Trả lời câu hỏi, liệu quan điểm Tổng thống Nga có bị ảnh hưởng do ông đã đề nghị những người ủng hộ Liên bang hóa chuyển cuộc trưng cầu dân ý đến một thời điểm muộn hơn hay không, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đính chính rằng đó không phải là “yêu cầu”, mà Tổng thống Nga chỉ đưa ra “một khuyến nghị”.

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận, đề xuất có tính thẩm quyền của Tổng thống Liên bang Nga cũng rất khó thuyết phục được người dân đông nam Ukraine. Với thực tế chiến sự ở khu vực này, người dân buộc phải hành động theo kế hoạch của mình và dựa trên tình hình thực tế”. Vì thế, cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra đúng thời gian dự kiến.


Kiev mở chiến dịch quân sự trên quy mô lớn đã đẩy người biểu tình đến bước đường cùng

Tuy nhiên, một vấn đề hết sức quan trọng là chính kiến của ông Putin như thế nào về cuộc trưng cầu dân ý ở Lugansk, Donetsk và khả năng các tỉnh này tuyên bố độc lập và xin sáp nhập vào Nga thì vị thư ký báo chí này chưa có câu trả lời thỏa đáng trong ngày 12/5.
Ông Peskov nói với tờ "Kommersant" rằng, Tổng thống Putin sẽ “xác định thái độ” của mình đối với cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng của các tỉnh Donetsk và Lugansk của Ukraina, sau khi kết quả chính thức của cuộc trưng cầu được công bố!? Câu nói này chứa đựng ẩn ý gì?

Rõ ràng là đằng sau câu trả lời “hết sức ngoại giao” này là sự im lặng đáng sợ của ông Putin.

Khoảng 1 tuần trước đây, đột nhiên Moscow có những động thái “xuống thang” cực kỳ bất ngờ. Nga đã tiến hành một loạt động thái chứng tỏ mình rất có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Ví dụ như tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm khiến các bên tuân thủ thỏa thuận Geneva, nỗ lực “giải cứu” phái đoàn quan sát quân sự của OSCE như một “nhiệm vụ nhân đạo”, Sau đó, Moscow tuyên bố đã làm hết trách nhiệm vì “không còn ảnh hưởng gì tới khu vực đông nam Ukraine” do người dân nơi đây bị ép buộc phải tự đứng lên bảo vệ mình.

Song song với tuyên bố tiếp theo là Nga rút hết quân khỏi biên giới, ông Putin còn khuyến nghị người biểu tình Liên bang hóa lùi ngày trưng cầu dân ý để tiến hành một cuộc đối thoại dân chủ với chính quyền Kiev.

Thật đáng buồn là Kiev đã không hiểu được hết ẩn ý của Nga và lớn tiếng cho rằng, những biểu hiện xuống thang của Nga là “kết quả đầu tiên của áp lực quốc tế đối với điện Kremlin, để đáp trả sự xâm lược gây ra đối với Ukraine” và “Moscow đã ngấm đòn bao vây, trừng phạt”.


Liệu có xảy ra Lễ ký kết Hiệp nghị sáp nhập vùng Donbass như đối với Crimea?

Một thực tế rõ ràng là Nga đã cố tình thể hiện phong thái của “một nước lớn trách nhiệm” và cũng chứng minh trước cộng đồng quốc tế là nước này đã nỗ lực nhưng bất thành trước “ý nguyện chính đáng của nhân dân đông nam Ukraine”.

Hiển nhiên đây là hành động chứng minh mình “trong sạch” trong tình huống Moscow “phải sáp nhập 2 tỉnh đông nam Ukraine do nguyện vọng thiết tha của nhân dân Donbass”? Những hành động này chứng tỏ Nga đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, còn Kiev cứ từ đi đi vào cái bẫy mà Moscow đã giăng.

Ukraine đã không rút kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các động thái của Nga trước khi sáp nhập Crimea, từ những tuyên bố là không đưa quân vào, không can thiệp vào tình hình Ukraine, tương lai của Crimea phải do nhân dân bán đảo này tự quyết và cuối cùng là… không thể từ chối nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Bài học không thuộc đã khiến Ukraine phải trả giá quá đắt. Sự tin tưởng vào hậu thuẫn của Mỹ và EU đã khiến Kiev tưởng rằng không có chỗ dựa là hạm đội biển Đen như ở Crimea thì Moscow không thể thò tay sang đông nam Ukraine nên mạnh tay tiến hành chiến dịch quân sự, đẩy người biểu tình li khai đông nam Ukraine vào bước đường cùng, và đó là điều Moscow mong muốn.

Ban đầu, nhân dân vùng Donbass cũng không muốn sáp nhập vào Nga mà chỉ phản đối chính quyền Kiev và đòi được hưởng quy chế tự trị trong Liên bang Ukraine nhưng sau những hành động tăng cường đàn áp và từ chối đàm phán, chính quyền Ukraine đã khiến dân chúng hiểu rằng họ chỉ có 1 con đường lựa chọn là ngả theo Moscow.

Hiện nay, Donetsk đã chính thức lên tiếng về việc sáp nhập vào Nga, Lugansk chắc chắn cũng sẽ nối gót. Tương lai các tỉnh miền nam Ukraine, ven bờ biển Đen nối với Crimea và Odessa cũng rất bất định vì khu vực này có xu hướng thân Nga.


Liệu một “nước Nga mới” có hình thành chạy dọc bờ biển Đen?

Đông nam Ukraine đã cất lời, Tổng thống Nga sẽ không thể từ chối những người đã gọi tên mình.

Tuy nhiên, mức độ can thiệp của Nga vào vấn đề này là chưa rõ ràng. Chưa thể khẳng định là ông Putin sẽ sáp nhập 2 tỉnh này vào lãnh thổ Nga vì đây là vấn đề hết sức phức tạp, nhưng chắc chắn là Lugansk-Donetsk đã không còn thuộc về Ukraine nữa.

Rất có thể là Tổng thống Nga sẽ ủng hộ giải pháp về một “nước Nga mới”, tức là một chính thể Liên bang thân Nga gồm 2 tỉnh này, hoặc rộng hơn là chạy từ đông sang tây, bắt đầu từ Lugansk-Donetsk-Zaporozhye, dọc theo bờ biển Đen nối liền Kherson-Nicolaiev đến tận Odessa và nước cộng hòa li khai Pridniestrovie, tách ra từ Moldova.

Với giải pháp không sáp nhập 2 tỉnh này, Nga vừa tránh được sự công kích của Mỹ-EU-Ukraine, mà vẫn bảo đảm được an ninh biên giới của mình. Phương án 1 sẽ tạo ra một vùng đệm tương đối an toàn đối với biên giới phía tây nước Nga, với phương án 2, Nga còn có thể khống chế hoàn toàn biển Đen.

Hiện nay, rất có thể là “Bộ tứ KGB” (ông Putin, Chánh văn phòng Tổng thống Sergei Ivanov, Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev và Cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov) đang tiếp tục nhóm họp để quyết định vận mệnh của vùng Donbass như ở Crimea.

Có thể nhận định rằng, bỏ qua các yếu tố chính trị hay quan điểm thân Nga hoặc thân Mỹ, coi cục diện Ukraine là một bàn cờ lớn thì rõ ràng là Kiev và Washington luôn bị bất ngờ trước những thế cờ của Mocow. Từ đầu đến cuối, Nga chưa bao giờ tỏ ra trên cơ đối thủ nhưng họ luôn thắng trong những nước quyết định.

Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru