Re: Nga ngả dần sang phương Tây?
Gần đây Bộ Ngoại giao Nga đã tiết lộ một báo cáo, đề xuất nền ngoại giao Nga nên chuyển hướng sang phương Tây, nhằm thắt chặt quan hệ với Âu – Mỹ bởi vì Nga không tụt hậu so với phương Tây về vốn và công nghệ.
Báo cáo ngoại giao bí mật mà Bộ Ngoại giao Nga vạch ra cuối cùng đã bị rò rỉ cho cánh báo chí. Một số báo chí cho rằng, Bộ Ngoại giao Nga đã dùng phương thức này để bật mí với thế giới bên ngoài, điều này phản ánh, Nga chuẩn bị điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình.
Mới đây, tờ “Tạp chí tin tức” của Nga đã công bố một báo cáo bí mật. Báo cáo bí mật này do Bộ Ngoại giao Nga soạn thảo vào tháng 2/2010, đã mô tả lý luận ngoại giao mới của Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã viết lời nói đầu cho báo cáo này.
Tạp chí này cho biết, về nguyên tắc, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phê chuẩn báo cáo này. Hiện nay, nội các chính phủ do Thủ tướng Putin lãnh đạo đang thẩm duyệt báo cáo này. Tư tưởng cốt lõi của báo cáo ngoại giao bí mật này đó là, Nga sẽ thực hiện công cuộc cải cách hiện đại hoá, bởi vì Nga không tụt hậu hơn phương Tây về đầu tư vốn và khoa học công nghệ, do đó Nga cần phải chuyển hướng sang phương Tây, cần thắt chặt quan hệ với Mỹ và châu Âu.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong lời nói đầu của bản báo cáo nhấn mạnh rằng, trên cơ sở xâm nhập giữa kinh tế và văn hoá, việc Nga củng cố quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các cường quốc thế giới là phù hợp với lợi ích của Nga.
Trên con đường phát triển và tình thế cơ bản của thế giới hiện nay, những người có tư chất lãnh đạo như TT Medvedev bắt đầu ý thức được rằng, Nga không thể triển khai việc kiến thiết hiện đại hoá của mình trong tình cảnh đối lập với Mỹ và châu Âu. Từ mấy thế kỷ trước, Nga vẫn quanh quẩn giữa đông tây, tức là không thuộc về phương Tây, cũng không thuộc phương Đông.
Liên minh châu Âu mặc dù có con đường đi riêng, nhưng cho dù như vậy, EU cũng không muốn tiếp nạp Nga là nước thành viên, khiến cường quốc Nga này vẫn bị đặt ra ngoài đại gia đình lớn châu Âu.
Quan hệ Nga và Mỹ đã có chuyển biến tích cực sau khi Tổng thống Obama lên cầm quyền, nhưng cũng vẫn chưa đạt đến mức độ rất mật thiết.
Suy cho cùng, mặc dù Nga là một thành viên của bộ tứ BRIC, nhưng với vai trò là một siêu cường quốc về lãnh thổ và tài nguyên, quốc gia này vẫn chưa giành được thành tựu có thể khiến Mỹ - Âu coi trọng trong sự phát triển kinh tế.
TIN LIÊN QUAN
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022