Rosneft tăng áp lực với Tổng thống Nga Putin để kết thúc thỏa thuận OPEC
Thư này không cho biết liệu thỏa thuận diễn ra kể từ năm 2017 giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ lớn khác dẫn đầu là Nga để cắt giảm sản lượng sẽ kéo dài hay không.
Nhưng theo hai nguồn tin, lá thư này là một dấu hiệu rõ ràng cho các quan chức cao cấp khác của Nga liên quan tới chính sách năng lượng rằng Sechin muốn thỏa thuận này kết thúc.
Không có gì đảm bảo Putin sẽ ủng hộ quan điểm của Sechin vì Tống thống coi hiệp ước với OPEC như một phần của vấn đề khó xử lớn hơn nhiều liên quan tới cuộc đối thoại với Saudi Arabia nhà lãnh đạo OPEC về Syria và những vấn đề địa chính trị khác.
Một nguồn tin cho biết “bức thư này là một mối đe dọa với việc mở rộng thỏa thuận này. Nhưng dù sao, Putin vẫn là người đưa quyết định cuối cùng”.
Reuters đã thấy bản photo của bức thư này không đề ngày hay tiêu đề. Một nguồn tin chính phủ cho biết nó đã gửi từ cuối tháng 12/2018.
Thỏa thuận OPEC+ đã giúp giá dầu gấp đôi lên hơn 60 USD/thùng. Thỏa thuận này đã được gia hạn vài lần, theo thỏa thuận mới nhất những quốc gia tham gia cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày cho tới cuối tháng 6/2019.
OPEC và các đồng minh sẽ nhóm họp vào ngày 17-18/4/2019 tại Vienna để xem xét hiệp ước này.
Nếu Nga từ bỏ thỏa thuận này, sẽ dẫn tới giá dầu giảm mạnh hay buộc Saudi Arabia thực hiện phần lớn gánh nặng cắt giảm sản lượng để tiếp tục hỗ trợ giá dầu toàn cầu. Riyadh cho biết họ sẽ không thực hiện đơn phương.
Giá giảm mạnh sẽ giáng một đòn nặng cho các công ty dầu của Mỹ do các mỏ dầu của họ có chi phí đắt đỏ hơn nhưng sẽ có lợi cho nền kinh tế Mỹ.
Mỹ đã vượt qua Nga và Saudi Arabia thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong năm ngoái, không tham gia cắt giảm sản lượng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến tăng lên kỷ lục hơn 12 triệu thùng/ngày trong năm nay và tăng lên gần 13 triệu thùng/ngày trong năm tới, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Ông Sechin là quan chức duy nhất của Nga kiên quyết phản đối thỏa thuận OPEC kể từ khi Kremlin tán thành kế hoạch này, cho biết họ cho phép Mỹ tăng sản lượng đáng kể.
Bức thư Reuters được thấy viết “những nước tham gia thỏa thuận OPEC+ đã thực sự tạo ra một thuận lợi cho Mỹ - điều đó được thấy tỷ trọng trong thị trường và việc nắm giữ các thị trường mục tiêu là nhiệm vụ chính của họ - đã trở thành mối đe dọa chiến lược cho sự phát triển dầu mỏ của Nga”.
Rosneft, nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga là công ty đóng góp chính cho việc cắt giảm thị phần của quốc gia này. Rosneft đã báo hiệu rằng sản lượng dầu của họ có thể tăng 3 tới 4,5% trong năm nay.
Sechin, người đã làm việc thân cận với Putin tại văn phòng thị trưởng St. Petersburg trong những năm 1990, từ lâu đã hoài nghi về khả năng điều tiết thị trường dầu mỏ của OPEC và phản đối việc cắt giảm sản lượng trước đây.
Cựu Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, Ali al-Naimi cho biết trong sách “Ra khỏi sa mạc” năm 2016 rằng Sechin nói với ông trong một cuộc họp với vài Bộ trưởng Dầu mỏ tại Vienna năm 2014 rằng Nga không ở vị trí cắt giảm sản lượng. Những nỗ lực đầu tiên cho thỏa thuận sản lượng OPEC - Nga đã không đạt được trong năm đó. Phải mất thêm 2 năm đàm phán và thay thế Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia để giành được một thỏa thuận.
Bức thư của Sechin cũng phảm ánh căng thẳng gia tăng trong chính phủ Nga về thỏa thuận sản lượng dầu mỏ.
Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ tài sản của Nga cho biết sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm chỉ khi giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng nhưng nếu điều đó xảy ra cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Nga, vì nước này phụ thuộc vào xuất khẩu dầu và khí đốt cho hơn một nửa doanh thu ngân sách của họ.
Nguồn: VITIC/Reuters
TIN LIÊN QUAN
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022
Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.
10/04/2022