Sửa hiến pháp để ông Putin tiếp tục làm tổng thống: Người Nga vẫn chuộng vodka
Ít nhất từ nay đến năm 2036, người Nga vẫn chuộng vodka chớ không hoặc chưa thích whisky hay cognac.
Hơn 78% cử tri đã bỏ phiếu đồng ý những điều khoản sửa đổi Hiến pháp Nga, trong đó có điều 81 cho phép Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục ra ứng cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ hiện tại năm 2024 và tiếp tục ra ứng cử rồi cầm quyền tới năm 2036, tức khi ông Putin đã 84 tuổi.
Tờ Courrier International của Pháp chạy một cái tựa đầy ý nghĩa: "Người Nga trao chìa khóa Điện Kremlin cho ông Putin tới tận năm 2036". Quả là dân Nga đã trao chìa khóa "vàng" này cho ông.
Hơn 78% số cử tri thuận tình đó nhất định còn nhớ như in giải thích của ông Putin hôm 10-3 tại Viện Duma Nga (Hạ viện) về chuyện sửa hiến pháp. Điều đầu tiên ông Putin viện dẫn là tinh thần quốc gia, dân tộc: "Những sửa đổi này là cần thiết và tôi tin rằng sẽ hữu ích cho nước Nga, cho xã hội và nhân dân chúng ta vì chúng nhằm mục đích củng cố chủ quyền, truyền thống và giá trị của chúng ta".
Nước Nga của năm 2020 này trái ngược hoàn toàn với nước Nga của những năm 1990 với một Boris Yeltsin quỵ lụy vay nợ tứ phương, hay cam chịu trước đà thắng thế của Mỹ sau khi Liên bang Xô viết tan rã.
Nay nước Nga của ông Putin đã khôi phục được "chủ quyền, truyền thống và giá trị Nga", thậm chí đang "hành hạ" các đối thủ phương Tây trên mọi trận địa từ Syria tới Libya...
Trong tâm trạng ái quốc cao trào đó, đừng thắc mắc tại sao tuần rồi quân đội Nga vẫn diễu hành kỷ niệm 75 năm chiến tranh vệ quốc đập tan phát xít Đức vào lúc mà đại dịch vẫn đang hoành hành ở xứ bạch dương.
Câu chuyện lịch sử hào hùng của nước Nga đang quyện làm một với lịch sử tính từ trào của ông Putin.
Trong thông điệp gửi quốc dân một ngày trước cuộc bỏ phiếu, ông Putin đã cho thấy điều đó: "Một tượng đài tưởng niệm mấy trăm binh sĩ Xô viết chiến đấu gần vùng Tver đã được vén màn ngày hôm nay. Họ đã chiến đấu để chúng ta có thể sống trong hòa bình, làm việc, yêu thương, tạo ra giá trị và cảm thấy tự hào về nước Nga, một đất nước có nền văn minh độc đáo và một nền văn hóa tuyệt vời kết hợp các số phận, hi vọng và khát vọng của nhiều thế hệ tiền nhân của chúng ta".
Sao lại bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp (tức kéo dài trào Putin)? Ông thẳng thắn giải thích: "Vì điều đó là cần thiết cho sự ổn định. Tất nhiên có những lựa chọn khác, chẳng hạn như chính phủ nghị viện hiện đang là phổ biến rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, ở giai đoạn phát triển hiện tại, chính phủ nghị viện không phù hợp với chúng ta.
Hãy nhìn vào những gì đang xảy ra ở các nước châu Âu với nền dân chủ nghị viện truyền thống... Đối với nước Nga, điều này là hoàn toàn không thể và hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Ông nhấn mạnh: "Ổn định, an ninh, phúc lợi và một cuộc sống tốt đẹp cho người dân chúng ta chỉ có thể được đảm bảo thông qua sự phát triển này".
Lý luận kiểu "sau tôi là đại hồng thủy" này có thể kiểm chứng được. Dmitry Medvedev, từng giữ chức tổng thống Nga "giùm" ông Putin từ tháng 5-2008 tới tháng 5-2012, không thể cáng đáng trọng trách tổng thống do bị đánh giá là không đủ khả năng, ít nhất cũng trong mắt ông Putin.
Bên cạnh thuyết phục bằng lý luận, trước đó một tuần (hôm 23-6), ông Putin đã loan báo một món quà 10.000 rúp (hơn 140 USD)/người cho 28 triệu trẻ em nước Nga dưới 16 tuổi vào tháng 7 tới, trong bối cảnh nền kinh tế chưa hoàn toàn trở lại đúng hướng và thất nghiệp đang gia tăng.
Nếu nhìn trong giác độ dân chủ phổ quát, cách làm của ông Putin là phi dân chủ, song lịch sử đã cho thấy dân chủ là một quá trình trăm năm hơn. Chẳng hạn, Pháp đạt được quá trình dân chủ hiện nay sau khi vua Louis XVI bị "hạ bệ", sau đó đã trải qua bao trào chuyên chế, thậm chí hai trào hoàng đế (Napoléon và Napoléon cháu).
Ít nhất từ nay đến năm 2036, người Nga vẫn chuộng vodka chớ không hoặc chưa thích whisky hay cognac.
Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: TUẤN ANH
Theo Tuoitre.vn
TIN LIÊN QUAN
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022
Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.
10/04/2022