“Tranh chấp khí đốt Nga – Belarus” - Ai thắng ai?
Cũng trong ngày hôm đó, Chủ tịch Công ty vận tải khí đốt Belarus Beltransgaz – ông Vladimir Maiorov tuyên bố rằng, Belarus đã chấp nhận thoả thuận bổ sung phí quá cảnh khí đốt mà tâp đoàn Gazprom đề xuất một ngày trước đó, hai bên đã ký thoả thuận này vào ngày hôm qua (30/6). Cho đến nay, “tranh chấp khí đốt” giữa Nga – Belarus chính thức dịu bớt. Nhưng, sự không hài lòng giữa Nga và Belarus lại chưa thể tan biến theo.
CEO của Gazprom – ông Alexei Miller hôm 24/6 đã gọi điện cho Tổng thống Nga Dmitry Medvedev để xác nhận, sau khi Belarus hoàn trả khoản nợ gần 200 triệu USD từ tháng 1 – tháng 4/2010, tập đoàn Gazprom cũng đã khôi phục việc vận chuyển khí đốt cho Liên minh châu Âu EU. Ngoài ra, Gazprom cũng đã thanh toán khoản phí quá cảnh khí đốt 228 triệu USD cho phía Belarus theo đúng hợp đồng vào cùng ngày.
Cho đến giờ, Gazprom và Beltransgaz vẫn chưa công bố thiệt hại kinh tế trực tiếp do “cuộc chiến khí đốt” lần này gây ra. Theo các nhà phân tích, sự cố này đã gây ra “một vết thương lòng” cho liên minh Nga – Belarus, và không thể xoa dịu được bằng tiền. Như vậy, rốt cuộc ai đã thắng? Chủ nhiệm Trung tâm phân tích khí đốt Đông Âu cho rằng, lần này, “đương nhiên là ông Lukashenko đã thắng”.
Trong một thời gian dài, Belarus đã dùng sự trung thành về chính trị để đổi lấy nguồn năng lượng ưu đãi của Nga. Sự kiện “tranh chấp khí đốt” đã khiến Nga – Belarus lần thứ ba đỏ mặt tía tai vì khí đốt kể từ gần 3 năm trước đây. Điều này đã khiến hai nước được coi là “anh em” tranh cãi nhau chỉ vì khoản tiền 200 triệu USD? Trong mắt người khác, việc này không còn chuyện tiền nong, vấn đề là do cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống giữa Nga và Belarus.
Ngoài ra, các chuyên gia Belarus cho rằng, đằng sau hành động “siết nợ” của Nga có nhân tố chính trị sâu sắc, không hẳn không liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Nga tổ chức vào đầu năm sau. Theo ông Lukashenko, việc Nga gây ra vụ tranh chấp khí đốt lần này nhằm mục đích hối thúc Belarus từ bỏ quyền kiểm soát tài sản chiến lược và nâng giá năng lượng. Moscow hy vọng, gia tăng thêm ảnh hưởng đối với ông Lukashenko.
Các chuyên gia cho rằng nợ khí đốt chỉ là cái cớ để Moscow “gây hấn”. Phó Tổng giám đốc Trung tâm công nghệ chính trị Nga, ông Aleksey Makarkin đánh giá nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến khí đốt lần này nằm ở phạm trù chính trị. Thời gian qua, Tổng thống Lukashenko thực sự đã tạo ra không ít cái cớ khiến Moscow bất bình. Cái cớ gần đây nhất là việc ông Lukashenko đã công khai từ chối cử Thủ tướng Sergey Sidorski đến Sankt-Peterburg để cùng Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Kazakhstan Karim Maksimov ký các văn kiện về thành lập Liên minh Hải quan ba nước. Hành động này đã đe doạ phá hỏng kế hoạch của Moscow nhằm hoàn thành Liên minh Hải quan trước ngày 1/7/2010.
Trong số những “cái cớ” khác có việc nước Nga không được tham gia quá trình tư hữu hoá các xí nghiệp kinh tế chủ chốt của Belarus như Nhà máy lọc dầu Nafftan-Polimir. Đồng thời, mặc dù chiếm 50% cổ phần của Công ty vận chuyển khí đốt Beltranzgaz (của Belarus), nhưng Gazprom cho đến nay vẫn chưa nắm được quyền kiểm soát công ty này. Ngày 27/5 vừa qua, Tổng thống Lukashenko bỗng nhiên tuyên bố sẵn sàng bán các cổ phiếu kiểm soát cho tập đoàn Nga nếu như giá được nêu ra là hợp lý và công bằng. Phía Nga đã hồ hởi đón tiếp tin tức này và chuẩn bị để Thủ tướng Putin thảo luận với Thủ tướng Sidorski, nhưng nhà lãnh đạo Chính phủ Belarus đã không tới Sankt-Peterburg.
Trong bối cảnh đó, Moscows đã quyết định áp dụng vũ khí quen thuộc là khí đốt trong quan hệ với Minsk. Thời điểm để Moscow thổi bùng cuộc chiến được chọn là không ngẫu nhiên. Nga đã rút ra bài học từ cuộc chiến khí đốt với Ukraine mà thời điểm lựa chọn là tháng Giêng giá lạnh đã làm cho Nga và Gazprom mất điểm trước toàn châu Âu. Cắt giảm khí đốt vào mùa hè không ảnh hưởng lắm đến Tây Âu. Rốt cuộc, đòn giáng trả chủ yếu đã nhằm vào nền kinh tế Belarus. Không có khí đốt của Nga thì nhiều xí nghiệp nước này không thể hoạt động. Các chuyên gia cho rằng đó là mục tiêu trước tiên mà Moscow nhắm tới.
TIN LIÊN QUAN
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022
Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.
10/04/2022