Vietnews.ru
Tham khảo

TT Putin lạnh lùng chiến thắng trên 4 mặt trận: Mưu kế hiểm hóc, Mỹ-NATO quá đau - Sắp có Crimea 2.0?

03/05/2020 (Đọc 12 phút)


Nếu Nga thua chỉ một trong 4 mặt trận: khủng hoảng với Ukraine; Mỹ-Phương Tây trừng phạt, bao vây; cuộc chiến Syria – Trung Đông; cuộc chiến năng lượng, coi như nước Nga bại trận.

Trong suốt cuộc đụng đầu địa chính trị giữa Nga và Mỹ-NATO (Mỹ-Phương Tây) luôn diễn ra rất căng thẳng và quyết liệt trên 3 mặt trận quân sự kinh tế và chính trị.

Tất nhiên, trong các cuôc đụng đầu đó, Người Nga, mà hiện tại đứng đầu là Tổng thống Vladimir Putin, đã không hổ danh là người từng khiến cho Napoleon, Adolf Hitler bại trận… Mà Napoleon, Adolf Hitler là ai, như thế nào thì thế giới đều biết.

Chiến tranh lạnh kết thúc với sự tan rã của Liên Xô và sự bết bát của nước Nga, nhưng chỉ trong 2 thập kỷ, kể từ khi Putin là tổng thống, nước Nga được một vị thế, tư thế, như hiện nay trong sự chống phá, triệt diệt của Mỹ - Phương Tây là không hề dễ dàng mà nước Nga, người Nga phải vượt qua kẻ thù với tất cả sức mạnh, trí tuệ và bản lĩnh.

Khủng hoảng với Ukraine; đòn trừng phạt cấm vận, bao vây, cô lập; cuộc chiến Syria – Trung Đông; cuộc chiến năng lượng (hạt nhân, khí đốt, giá dầu) mà sự thành bại của nó đều là sự sống còn của nước Nga. Nói cách khác, nếu Nga bại chỉ một trong 4 mặt trận này coi như nước Nga bại trận.

Thế nhưng, thật không may, người Nga chưa bại trong mặt trận nào, họ lạnh lùng vượt qua tất cả trong một thế trận như đã cài sẵn, không thể đảo ngược…

Không tin? Trước khi đến với "Phiên bản Crimea 2.0", chúng ta hãy đi lướt qua một chút vụ "khủng hoảng Ukraine".

TT Putin lạnh lùng chiến thắng trên 4 mặt trận: Mưu kế hiểm hóc, Mỹ-NATO quá đau - Sắp có Crimea 2.0? - Ảnh 1.

"Những người lịch sự" được cho là nhân tố quan trọng giúp Nga sáp nhập thành công Crimea vào chủ thể Liên bang hồi tháng 3/2014

Bản chính Crimea 1.0

Ukraine có một vị trí chiến lược rất quan trọng mang tính sống còn với Nga và dĩ nhiên, nó tương đương với chiến lược của Mỹ-NATO, trong đó đặc biệt quan trọng là Crimea – Sevastopol mà Nga đang thuê Ukraine như một căn cứ quân sự.

Mất nó, tức Mỹ-NATO có nó, thì ngay và luôn Hạm đội Biển Đen của Nga phải "lên cạn", toàn bộ sườn Tây Nam phần châu Âu của nước Nga, của Nữ hoàng Ekaterina Đệ nhị "không còn một mảnh vải che thân".

Có thể nói, Mỹ-NATO để chiếm Sevastopol-Crimea, họ đã tính rất kỹ, chi tiết và tin về chiến thắng là 100%.

Ngày 13/2/2014, một tuần trước khi cuộc đảo chính ở Ukraine diễn ra, siêu tàu sân bay George Bush có trọng tải 102 ngàn tấn, với 90 máy bay trên tàu, rời căn cứ hải quân ở Norfolk hành quân đến biển Aegean.

Cùng với tàu sân bay George Bush có 16 tàu, bao gồm tàu ​​tuần dương USS Philippine Sea, tàu khu trục Truxtun, Roosevelt và ba tàu ngầm hạt nhân.

Ngày 22/2/2014, ngày mà ông Yanukovych đã bị tước đoạt quyền lực, toàn bộ nhóm của tàu đã nhập vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus.

Đây là một vi phạm trực tiếp của Công ước Montreux năm 1936 cho phép để vượt qua Dardanelles chỉ tàu chiến trọng tải lên đến 45.000 tấn. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bí mật cho phép Hải quân Mỹ vượt qua để tiến đến nơi căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea .

Ngày 24/2/2014, hai ngày sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych chạy trốn khỏi Kiev, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Valentyn Nalyvaychenko được bổ nhiệm để cùng với CIA, Nalyvaychenko phải phối hợp chặt chẽ và đảm bảo thông suốt cho các tàu hải quân Mỹ nhập cảng tại Sevastopol.

Ông này đã từng lãnh đạo mật vụ Ukraine dưới Viktor Yushchenko và thực tế là một năm trước đây, Viện kiểm sát Ukraine đã truy cứu hình sự tội được coi là phản quốc.

Đồng thời, tại Kremlin, Tổng thống Nga Putin ra lệnh: "Đã đến lúc". Và chỉ trong chưa đầy vài giờ, toàn bộ "người lịch sử nhưng vu trang tận răng" đã làm chủ Crimea trong chớp nhoáng khi toàn bộ quân đội, hải quân, chính quyền Ukraine tại Crimea bị thúc thủ.

Ngày 5/3/2014, Hạm đội tàu sân bay George Bush nhận được lệnh mới chuyển sang các cơ sở, căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Antalya và chờ đợi.

Để gỡ gạc, nán lại xem kết quả cuối cùng Crimea về tay Nga ra sao thì chỉ có tàu khu trục Truxtun, Donald Cook và tàu khu trục nhỏ Taylor được tiếp tục đến bờ biển của Bắc Crimea dưới vỏ bọc của cuộc tập trận chung với Bulgaria và Romania từ 7-22/3/2014.

Tại đây, nhóm tàu này có nhiệm vụ tác chiến điện tử và đổ các nhóm biệt kích lên bờ đánh bom, khủng bố dân chúng nhằm gây áp lực phá hoại cuộc trưng cầu dân ý… nhưng làm sao qua được KGB hiện đại.

Phải kể đến sự kiện tàu Donald Cook bị Su-24 Nga phản đòn tác chiến điện tử như ta đã từng biết.

TT Putin lạnh lùng chiến thắng trên 4 mặt trận: Mưu kế hiểm hóc, Mỹ-NATO quá đau - Sắp có Crimea 2.0? - Ảnh 3.

Chiến đấu cơ Su-24 áp sát tàu USS Donald Cook

Tất nhiên, các nhà phân tích của NATO dự kiến ​​rằng Crimea sẽ "chọn dân chủ". Đáng tiếc là người dân Crimea không chọn dân chủ kiểu Mỹ, không chọn sống với chính quyền phát xít khủng bố sắc tộc… Bằng một cuộc trưng cầu dân ý, họ chọn về với đất Mẹ Nga.

Và ngay sau đó Nga tuyên bố, thể theo ý nguyện của nhân dân Crimea, Moscow đã sáp nhập lãnh thổ này vào Liên bang Nga.

Tàu sân bay George Bush đã được lệnh ngừng sứ mệnh của mình và đi về nhà. Hết.

Chuyện về Crimea thì còn dài, đến mức mà cho đến bây giờ, Crimea – Sevastopol như một ly rượu thơm ngon hảo hạng nhưng Mỹ-NATO vẫn không thể nuốt trôi. Đây là một bại trận mang tầm chiến lược quyết định của Mỹ-NATO mở đầu cho cuộc đối đầu tiếp theo sau này.

Với các nhà nghiên cứu địa chính trị, quân sự thì đây là một chiến thắng có tính kinh điển cả về chiến thuật và chiến lược có một không hai của người Nga và thế giới hiện đại.

Phiên bản Crimea 2.0 – Nord Stream-2!

Bản chất của chiến thắng Crimea khiến người ta lý thú không phải là ở tầm chiến lược mà ở phạm vi chiến thuật.

Đó là sự bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, diệt gọn… Nói cách khác là MƯU KẾ quá hay, quá tuyệt vời của Nga mang thương hiệu KGB của đương kim Tổng thống Nga Putin khiến cho Mỹ-NATO đau, cay cú nhưng vẫn tâm phục khẩu phục.

Hôm nay, dưới góc nhin của riêng mình, tôi mạnh dạn đưa Dự án dòng chảy phương Bắc – Nord Stream-2 (SP-2) như là một phiên bản "Crimea 2.0" là bởi nó có những điều kỳ thú xảy ra trong cuộc đối đầu khốc liệt giữa Nga với Mỹ trong cuộc chiến năng lượng (khí đốt) trên chiến trường Châu Âu.

SP-2 là tuyến dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu mà điểm cuối là nước Đức.

TT Putin lạnh lùng chiến thắng trên 4 mặt trận: Mưu kế hiểm hóc, Mỹ-NATO quá đau - Sắp có Crimea 2.0? - Ảnh 5.

SP-2 bắt đầu từ năm 2017 đã gặp vô vàn khó khăn, sự chống đối điên cuồng của Ba Lan, Ukraine...và EU đứng đầu là Mỹ, nhưng với vị thế của Đức, các giấy phép cho SP-2 cũng được thông qua, riêng Đan Mạch, một trở ngại cuối cùng, phải sau 2 năm chần chừ họ mới cấp phép cho SP-2 vào tháng 10/2019.

Như vậy, đối với châu Âu, cơ bản SP-2 hoàn thành chỉ là vấn đề thời gian. Theo dự kiến SP-2 sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2020 và người Đức và châu Âu sử dụng chúng trong mùa Đông 2020-2021.

Tuy nhiên, việc xây dựng SP-2 hoàn thành sẽ gây ra cho Mỹ 2 bất lợi:

1. Về địa chính trị thì châu Âu gần như phụ thuộc Nga về năng lượng và mặc dù Nga và Đức chỉ nói rằng đây là dự án kinh tế, nhưng không thể không tránh khỏi sự phụ thuộc vào chính trị. Truyền thông phương Tây cũng đang gióng lên hồi chuông khi cho rằng trục Nga-Đức đang được "bê tông hóa"…

2. Về kinh tế, nguồn cung khí đốt hóa lỏng LNG của Mỹ bị châu Âu từ chối vì quá đắt khiến Mỹ bị mất thị trường châu Âu.

Trong 2 bất lợi này, bất lợi về địa chính trị là điều mà Mỹ không thể chấp nhận khi châu Âu rời xa sự cai trị của Mỹ. Tuy châu Âu cũng cần đa dạng hóa nguồn cung, giá lại rẻ, nên họ có quyền lựa chọn…nhưng châu Âu không phải là Mỹ, Mỹ không chấp nhận SP-2 và tất nhiên sẽ tìm mọi cách để dự án SP-2 bị "treo" vô thời hạn.

Đến đây, chúng ta đã hiểu rằng, nếu dự án SP-2 thành công thì Nga còn thu được kết quả địa chính trị lớn hơn cả có được Crimea (trừ mặt quân sự). Và, một câu hỏi mở ra: Có điều gì ở SP-2 kỳ thú để coi nó là một phiên bản Crimea 2.0?

Đòn lợi hại của Mỹ vào SP-2

Trong thời gian SP-2 khởi công và đang tiến dần về lãnh thổ nước Đức thì Mỹ đã ra tay ngăn chặn, gây sức ép, trừng phạt cả Nga và đồng minh, nhưng, phải công nhận sự khôn ngoan tỉnh táo và tính toán rất khoa học để khiến SP-2 sẽ không bao giờ kết thúc bằng một cú ra đòn cuối cùng nhằm vào tử huyệt khiến châu Âu bất động, bó tay và Nga thì khựng lại…

Cái khôn, tinh tế của Mỹ là ra đòn không sớm cũng không muộn mà rất đúng thời điểm. Đòn lợi hại của Mỹ "khai đao" khi Nga-Đức và các công ty lớn của Áo, Pháp… đã hoàn thành 93% dự án, tức chỉ còn 160 km, chính xác là 159 km cuối cùng…

TT Putin lạnh lùng chiến thắng trên 4 mặt trận: Mưu kế hiểm hóc, Mỹ-NATO quá đau - Sắp có Crimea 2.0? - Ảnh 6.

Dự án Nord Stream 2, gần được hoàn thiện, đi dưới Biển Baltic và tránh Ukraine, để cung cấp khí đốt từ Nga đến Tây Âu, thông qua Đức.

Ngày 17-12-2019, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt đối với SP-2, nhằm vào các công ty hợp tác xây dựng đoạn đường ống dưới biển Baltic. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản và thu hồi thị thực Mỹ của các nhà thầu tham gia Dự án SP-2.

Mục tiêu chính mà Mỹ muốn nhắm đến là Công ty Allseas của Thụy Sĩ sở hữu tàu rải ống Pioneering Spirit sử dụng hệ thống định vị động, được Gazprom của Nga thuê để đặt đường ống dưới biển.

Và ngay khi lệnh trừng phạt được Mỹ ban ra, mặc dù còn 1 tháng nữa mới có hiệu lực nhưng Allseas phải vội thực hiện "ngay và luôn".

Như vậy, để thực hiện 160 km còn lại về mặt kỹ thuật Đức và châu Âu bó tay, do vậy chỉ có Nga đủ khả năng thực hiện bởi 2 phương tiện: Tàu "Viện sỹ Chersky" và sà lan đặt ống (TUB) Fortuna và Defenser đang ở cảng Mukran của Đức.

Tuy nhiên, để TUB hoạt động được, các tàu lai dắt trang bị hệ thống định vị động phải cố định với TUB và phải được Đan Mạch đồng ý. Đức-Nga cũng đang dàn xếp pháp lý với Đan Mạch nhưng chắc chắn áp lực không bằng Mỹ. Do đó chỉ còn lại là tàu đặt ống "Viện sỹ Chersky" là đủ tư cách pháp lý và kỹ thuật để thực hiện.

Trong khi đó, "Viện sỹ Chersky" đang ở Viễn Đông, đang trong quá trình sửa chữa theo lịch trình, vẫn sẽ mất thời gian để trang bị thêm và sẽ mất 5-6 tháng để chuyển đổi nếu như điều động nó cho SP-2 (đường ống của SP-2 lớn gấp đôi). Đồng thời, làm gián đoạn một dự án khác, Sakhalin-3, có giá trị cho ngành công nghiệp khí đốt của Nga không kém gì SP-2.

Để hành trình, đưa một con tàu dọc theo tuyến biển Bắc là bảo đảm về an ninh nhất, nhưng về an toàn hàng hải, vào mùa đông rất nguy hiểm ngay cả với tàu phá băng thì một con tàu độc đáo và đắt tiền như "Viện sỹ Chersky" là không thể mạo hiểm. Nó cần buộc phải đi theo các tuyến hàng hải thông thường.

Nhưng, không tin thì cứ thử, nếu "Viện sỹ Chersky" đi theo tuyên hàng hải thông thường thì người Mỹ - Anh và các đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án với độ tự tin cao để không bao giờ cho nó đến đích…

Việc tàu đặt ống Nga mang tên Viện sỹ Chersky không bao giờ đến được biển Baltic có nghĩa là Dự án SP-2 bị treo vô thời hạn đã chứng tỏ:

1. Mỹ có thể nói KHÔNG với thế giới trong mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học, ngân hàng, văn hóa và quân sự.

2. Trên thế giới chỉ có một lợi ích đó là lợi ích của Mỹ và bất kỳ ai không đồng ý với điều này sẽ được dạy một bài học theo quan điểm này, hoặc thậm chí bị phá hủy. Châu Âu không được mua khí đốt với giá rẻ của Nga mà phải mua LNG giá đắt của người Mỹ (áp đặt kiểu xã hội đen).

Kể từ khi phát lệnh trừng phạt, Viện sỹ Chersky – con tàu đặt ống duy nhất cho dự án SP-2 vẫn đang nằm cảng Nakhodka Viễn Đông Nga…

Các quốc gia vùng Baltic với Ukraine, Ba Lan…cười khúc khích, người Mỹ đang bấn loại với giá dầu và Covid-19 thì tàu "Viện sỹ Chersky" trong vỏ bọc của tàu kéo cứu hộ Nicholas Chiker và tàu tuần tra của Hạm đội Baltic Yaroslav the Wise rời bến….

Theo toquoc.vn


Tags: Putin,Nga-Mỹ,Crimea,Mỹ-NATO,Nord Stream 2,
#Putin #Nga-Mỹ #Crimea #Nord Stream-2 #Mỹ-NATO


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022