Vietnews.ru
Tham khảo

Ukraine: Quỵ ngã trước khó khăn chồng chất?

02/02/2015 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Trong suốt hơn hai chục năm tuyên bố độc lập đến nay, chưa khi nào đất nước Ukraine lại phải gồng mình gánh chịu nhiều khó khăn, vất vả và đau thương như hiện nay.

[img]http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/tkts/2015_02_02/Ukraine_Kiev_Changes.jpg?maxwidth=460[/img]
Đồng Hryvna của Ukraine đã mất giá gần một nửa so với đồng USD trong năm 2014 và là đồng tiền mất giá thứ hai chỉ sau đồng ruble của Nga.

Ngay cả chiến sự đang diễn ra khốc liệt ở vùng Donbass cũng không thể khiến mỗi người dân của quốc gia này từ người dân thường đến quan chức Chính phủ thờ ơ với thực trạng nền kinh tế đang ngày càng trở nên u ám. Ngày 29/1, cựu Phó thống đốc ngân hàng Trung ương Ukraine S.Yaremenko đã phải phát biểu rằng “cứ đà này và nếu không có cứu cánh nào thì sự sụp đổ toàn bộ hệ thống tài chính của Ukraine chắc chắn sẽ xảy ra”.

Nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính

Theo thừa nhận của các quan chức Chính phủ, trong đó có cả Thủ tướng A.Yatsenyuk, Ukraine đang cần gấp trong năm nay một khoản vay trị giá 15 tỷ USD. Nếu không có số tiền này, Ukraine chắc chắn sẽ vỡ nợ. Mặc dù năm ngoái Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đồng ý cấp khoản tín dụng 17,1 tỷ USD cho thời hạn là 2 năm, nhưng thực tế Ukraine mới chỉ nhận được 4,6 tỷ USD.

Theo tính toán của các chuyên gia IMF khi đó thì chiến sự ở miền Đông Ukraine sẽ sớm đi vào hồi kết, cùng lắm cũng chỉ đến đầu mùa đông 2014 chiến tranh sẽ kết thúc, nhưng nay tình hình dường như đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Kiev và vì thế số tiền còn lại vẫn chỉ là những cam kết trên giấy. Theo giải thích của IMF, chỉ khi nào tình hình ở Ukraine có những dấu hiệu cải thiện đáng kể thì Quỹ mới tiếp tục cấp tín dụng cho quốc gia này.

Dự trữ ngoại hối hiện nay của Ukraine theo công bố của IMF (thông thường việc làm này là của ngân hàng Trung ương) chỉ còn 7,5 tỷ USD, không đủ để trả khoản nợ nước ngoài cho riêng năm 2015 là 10 tỷ USD. Chính phủ của Thủ tướng A.Yatsenyuk đang tích cực đàm phán với các chủ nợ để chuyển các khoản trả nợ trước mắt sang các khoản vay dài hạn (với lãi suất bằng USD là 5%/năm và euro – 4%/năm) nhằm giảm bớt áp lực. Năm 2014, Kiev đã nhận tổng cộng từ các nguồn vay khác nhau (IMF, WB, EU…) 9 tỷ USD và phải trả các khoản nợ đến hạn thanh toán là 8 tỷ USD.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014 có hơn 1,5 triệu người thất nghiệp, trong khi đó thời kỳ khủng hoảng năm 2008 con số này chỉ là 980 nghìn và tình hình đã rất nhanh được cải thiện. Phát biểu tại cuộc họp báo về thực trạng của ngành công nghiệp, Chủ tịch hiệp hội Công đoàn Ukraine G.Osovoi nói: “sản xuất trên toàn quốc rất khó để duy trì. Nếu công nghiệp tiếp tục đà suy thoái thì bất ổn xã hội và đình công chắc chắn sẽ xuất hiện”. Đúng như G.Osovoi đã cảnh báo, tuần qua tại Kiev đã diễn ra các cuộc biểu tình do những người thợ mỏ và người dân thủ đô tổ chức để phản đối các chương trình “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ.

Theo Tổng thống P.Poroshenko, mỗi ngày Kiev tiêu tốn khoảng 10 triệu USD cho cuộc chiến đang diễn ra ở miền Đông. Và như cựu Bộ trưởng kinh tế Ukraine V.Suslov“với thực trạng tình hình kinh tế như hiện nay, không cho phép và không thể có thực lực để cho phép duy trì một cuộc chiến tranh như nó đang diễn ra”.

Những ngày qua, do một số xe bus bị trúng đạn pháo và tên lửa khiến cả trăm dân thường bị thiệt mạng và thương vong, cả hai phía Kiev và lực lượng ly khai đều đổ lỗi cho nhau. Và cũng vì lý do này mà lực lượng quân sự của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk đã mở rộng cuộc tấn công nhằm tăng quyền kiểm soát lãnh thổ tại vùng này. Khu vực thành phố cảng Mariupol có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng đối với Kiev tưởng chừng đã thất thủ và vì thế EU đã phải ngay lập tức cảnh báo nếu lực lượng nổi dậy chiếm Mariupol thì Nga sẽ phải gánh chịu bởi các lệnh trừng phạt tiếp theo.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, có hai lý do để lực lượng ly khai không tiếp tục tấn công đó là tổn thất sẽ rất khó lường nếu tập kích vào sâu trong thành phố và ngay bản thân lực lượng ly khai cũng chưa đủ thực lực để kiểm soát được tình hình tại đây. Mục đích của hành động này, theo phân tích là để gây áp lực buộc Kiev phải ngồi vào bàn đàm phán bốn bên tại Minsk nhằm đạt được những thỏa thuận có lợi cho phe ly khai.

Tổng thống P.Poroshenko đã buộc phải cử đại diện là cựu Tổng thống L.Kuchma đến Minsk. Tuy nhiên, đàm phán đã không đạt được thỏa thuận cụ thể nào do phía lực lượng nổi dậy đồng ý ngừng bắn với điều kiện xác lập khu vực kiểm soát mới tại các vùng mà họ đã và đang chiếm đóng. Phía Kiev đã không chấp nhận đòi hỏi này. Trong những ngày này Kiev đang gặp nhiều bất lợi khi một loạt các khu vực mà điển hình là thành phố Debaltsevo nơi đang có hàng nghìn (theo số liệu do lực lượng nổi dậy công bố) binh sỹ của quân đội Kiev đã và đang bị lọt vào vòng vây của lực lượng này .

Và những bất lợi ở bên ngoài…

Việc kéo dài các biện pháp trừng phạt đối với LB Nga đã và đang gây nên những thiệt hại ngược lại cho EU. Tình trạng giảm phát tại các nước đang sử dụng đồng euro không những không bị chặn lại mà còn tiếp tục gia tăng. Số liệu của Cục thống kê thuộc EU cho thấy chỉ số này bình quân trong tháng 1/2015 trong khu vực đồng euro là -0,6%, cao nhất từ khi đồng euro ra đời đến nay.

Xuất khẩu của Đức – đầu tàu của kinh tế EU năm 2014 theo số liệu của Phòng thương mại Đức suy giảm 20% (chỉ riêng xuất khẩu từ Đức vào Nga cũng đã giảm 13,4% , còn 32,8 tỷ USD) và theo dự báo năm 2015 sẽ còn tiếp tục giảm khoảng 15%.

Nhằm hỗ trợ tối đa cho Ukraine, mới đây tỷ phú người Mỹ G.Soros đã kêu gọi EU trích khẩn cấp cho Ukraine 50 tỷ USD để nước này thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, lời kêu gọi này khó có thể có hồi đáp.

Cuộc bầu cử quốc hội tại Hy lạp đã kết thúc với kết quả không như EU mong đợi. Đảng Siriza thắng cử và lãnh đạo của Đảng này là ông Alexis Tsipras đã trở thành Thủ tướng Hy Lạp. Từ khi ông Alexis Tsipras còn đang tranh cử, ông đã chủ trương không “thắt lưng buộc bụng” và yêu cầu các chủ nợ là EU và IMF phải khấu trừ nợ cho Hy Lạp. Lúc đảng Siriza kiểm soát Chính phủ Hy lạp và bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao cũng trùng với thời điểm các Ngoại trưởng của EU ra thông cáo tăng cường trừng phạt Nga do căng thẳng tại Donbass tiếp tục gia tăng. Tân Bộ trưởng ngoại giao Hy Lạp Nikos Kotzias cũng ngay lập tức phản bác lại hiệu lực của bản thông cáo này vì chưa có ý kiến của phía Hy Lạp.

Quyết tâm tiếp tục trừng phạt Nga của EU có thể sẽ không còn mạnh mẽ như trước vì lợi ích kinh tế cốt lõi của mỗi nước thành viên EU đang ít nhiều bị động chạm và bây giờ lại bị phân hóa bởi sự “ngãng ra” từ phía Hy Lạp.

Những ngày tới Thủ tướng Đức A.Merkel sẽ có chuyến thăm Hungary. Theo phán đoán của giới phân tích, mục đích chuyến đi của bà A.Merkel là ngằm ngăn chặn hiệu ứng domino Hungary ngả về phía Hy Lạp trong việc “mềm hóa” quan hệ với Nga. Đã từ lâu Thủ tướng Hungary V.Orban đã tuyên bố EU trừng phạt Nga chẳng khác nào “tự bắn vào chân mình” và Hungary sẽ chỉ tiếp tục ủng hộ các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga nếu không làm ảnh hưởng tới những lợi ích cốt lõi của quốc gia này.

Nguyên tắc hoạt động của EU đó là sự đồng thuận tuyệt đối. Các nước chủ chốt trong EU mà cụ thể là Đức đang bị chính nguyên tắc này “trói chân”. Nếu tiếp tục tẩy chay Nga và để quyền lợi kinh tế của một số nước thành viên bị ảnh hưởng, bất đồng trong nội bộ khối sẽ nảy sinh. Từ thực tế này đã bộc lộ điểm yếu căn bản của EU đó là không có quyền lực tối cao và tập trung. Chính điều này đang thiêu cháy dần hy vọng của Ukraine vào sự trợ giúp thường xuyên và lâu dài của EU cho Kiev.

Ukraine vẫn trong tình trạng nợ nần, súng nổ. Để thoát ra khỏi được thảm cảnh này, nếu không có sự cứu giúp từ bên ngoài sẽ rất khó để tìm thấy chí ít là sự bình yên tối thiểu như hơn một năm về trước.

Theo http://baodientu.chinhphu.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022