Vì sao Nga kêu gọi cải tổ Liên Hiệp Quốc?
Đại hội đồng LHQ đang cần được cải tổ
Đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vitaly Churkin đã phát biểu về điều này tại phiên khai mạc vòng thứ 12 của cuộc thảo luận liên chính phủ về cải cách Hội đồng Bảo an LHQ.
“Chúng tôi ủng hộ các đề xuất hợp lý và thực tế nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng. Đồng thời, chúng tôi tin rằng bất kỳ sự đổi mới, cải cách nào cũng cần dựa trên thực hiện nghiêm chỉnh sự phân bố chức năng và quyền giữa hai cơ quan chính của LHQ, được ghi trong Hiến chương”, nhà ngoại giao Nga cho biết.
Theo ông, trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong Hiến chương về trách nhiệm chính của Hội đồng Bảo an trong lĩnh vực này. Churkin nói rằng theo khoản 1, điều 12 của Hiến chương, Đại hội đồng không thể đưa ra khuyến nghị cho một tình huống nào đó mà Hội đồng Bảo an đang xử lý, nếu không có yêu cầu từ HĐBA.
“Có một số trường hợp Đại hội đồng bỏ qua điều khoản cơ bản này khi đưa ra quyết định về vấn đề nào đó. Như vậy là không phù hơp Hiến chương”, ông Churkin phát biểu. Ông dẫn chứng, trong năm 2014, Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp, trong khi Hội đồng Bảo an đã bác bỏ những đề xuất trong nội bộ của mình về việc đưa ra một nghị quyết tương tự.
Cũng có những trường hợp Hội đồng Bảo an bắt tay giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan khác thuộc LHQ. Một ví dụ của tình trạng này là cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an về tình hình nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên (một vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của Hội đồng Nhân quyền LHQ), cũng như các cuộc họp về những chủ đề không liên quan đến tình hình an ninh quốc tế. Ông Churkin nói rằng Hội đồng Bảo an cần tập trung vào những vấn đề thuộc chức năng cụ thể của mình và có nhiệm vụ phải giải quyết những vấn đề ấy thật hiệu quả.
Theo http://petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022