Vì sao Nga tiếp tục điều chỉnh Chiến lược An ninh 2016?
Nga tiếp tục phải điều chỉnh Chiến lược An ninh Quốc gia 2016 vì giá dầu suy giảm
Nga coi khả năng cạnh tranh thấp và sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu thô là các mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia trong lĩnh vực kinh tế của Nga.
Những thông tin trên do ông Sergey Vakhrukov, trợ lý Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga đưa ra.
Theo đó, Chiến lược An ninh Quốc gia Nga năm 2016 xác định khả năng cạnh tranh thấp và việc duy trì mô hình xuất khẩu nhiên liệu là chủ đạo đang là những mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia trong lĩnh vực kinh tế của Nga.
Ngoài ra, Chiến lược An ninh Quốc gia Nga cũng xác định các mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia trong lĩnh vực kinh tế.
Các mối đe dọa này gồm: khả năng cạnh tranh thấp, duy trì mô hình phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu nhiên liệu, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào bối cảnh kinh tế quốc tế, sự lạc hậu trong thiết kế và áp dụng các công nghệ tiên tiến, sự mất cân bằng trong hệ thống ngân sách liên bang, không đủ nguồn lực để cấp vốn, hệ thống tài chính quốc gia dễ bị tổn thương và một loạt các mối đe dọa, thách thức khác.
Ngoài ra, Chiến lược An ninh Quốc gia Nga 2016 cũng đặt ra một loạt nhiệm vụ quan trọng cần phải giải quyết như khắc phục sự mất cân bằng trong lĩnh vực kinh tế, giảm bớt mức độ phân biệt giữa các vùng miền trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội Nga, giảm bớt sự tổn thương từ những tác động của các yếu tố bên ngoài, nâng cao tính hiệu quả của công tác điều hành nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác.
Để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra này, Nga dự định đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống cơ sở công nghiệp-công nghệ và hệ thống đổi mới quốc gia, hiện đại hóa và phát triển các mảng ưu tiên của nền kinh tế, nâng cao mức hấp dẫn đầu tư, hoàn thiện hệ thống ngân hàng và tài chính, cải thiện và tào điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống doanh nghiệp.
Theo giới phân tích Nga, việc giá dầu suy giảm đang có những tác động tiêu cực đáng kể đến sự phát triển của nền kinh tế Nga. Việc Chiến lược An ninh Quốc gia 2016 phải điều chỉnh do giá dầu suy giảm là minh chứng rõ nét cho nhận định này.
Đáng chú ý, việc giá nhiên liệu suy giảm cũng đã làm thay đổi những phát biểu của giới chức Nga khi giới chức Nga liên tục đưa ra những tuyên bố kêu gọi “chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất”.
Thủ tướng Nga Medvedev trong Diễn đàn Gaidar ở Moscow đã thẳng thắn tuyên bố về việc cần phải chuẩn bị cho ‘kịch bản xấu nhất”.
Trong khi đó, Tổng thống Nga V.Putin trong phiên họp với các thành viên chính phủ Nga cũng đã lên tiếng kêu gọi “cần chuẩn bị cho bất cứ kịch bản nào”.
Về phần mình, German Gref, người đứng đầu một trong những ngân hàng lớn nhất Nga là Sberbank, mới đây đã tuyên bố rằng Nga đang ở trong nhóm các nước không kịp chuẩn bị cho nền kinh tế và toàn bộ hệ thống xã hội thích ứng với thực tế mới.
Theo Gref, Nga đã thất bại trong cạnh tranh và đang trở thành nạn nhân của “nô lệ công nghệ”.
Trước đó, ngày 31/12/2015, Tổng thống Nga Putin đã ký phê chuẩn Chiến lược An ninh Quốc gia đã được sửa đổi. Theo đó, Nga coi Mỹ và NATO là các đối thủ chính của Nga.
Việc NATO mở rộng và hình thành các liên minh gần biên giới với Nga và nguy cơ thúc đẩy cách mạng màu thực sự đang tạo ra các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Nga.
Theo http://soha.vn/
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022