Vietnews.ru
Lịch sử

Cuộc xâm lược Nga khiến đế chế Thụy Điển sụp đổ

21/05/2020 (Đọc 6 phút)


Thụy Điển thế kỷ 17 là cường quốc quân sự vùng Baltic trước khi tấn công Nga vào mùa đông, sai lầm khiến họ phải trả giá bằng cả đế chế.

Ngày nay, Thụy Điển là nước theo đuổi chính sách ngoại giao trung lập. Tuy nhiên, quốc gia này từng là một đế chế và cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Nước này từng tung quân đánh chiếm nhiều vùng đất ở châu Âu, nhưng cuối cùng phải trả giá đắt khi xâm lược Nga.

Vốn là một nước nghèo với dân số thưa thớt, Thụy Điển thời Trung Cổ không thể sánh được với các đối thủ lớn lúc bấy giờ như Pháp và Nga về nguồn lực. Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi vào đầu thế kỷ 17, khi vua Gustavus Adolphus lên ngôi.

Ông nổi tiếng là chỉ huy quân sự thông minh và sáng tạo, theo đuổi phương thức tác chiến cơ động và linh hoạt phù hợp với Thụy Điển. Vào thời đó, quân đội các nước trên thế giới chủ yếu gồm nông dân và lính đánh thuê được trả lương thấp đến mức phải đi cướp bóc, trong khi Thụy Điển đã duy trì đội quân chính quy thường trực được huấn luyện bài bản.

Cuộc xâm lược Nga khiến đế chế Thụy Điển sụp đổ
Vua Gustavus Adolphus trong trận Breitenfeld. Ảnh: Wikipedia.

Lính Thụy Điển được triển khai theo đội hình chiến thuật cấp đại đội, bảo đảm tính linh hoạt thay vì các đội hình cồng kềnh của đối phương. Khi quân đội các nước mới chuyển từ kiếm và giáo sang súng hỏa mai, vua Gustavus đã tăng cường các vũ khí sử dụng thuốc súng cho quân đội.

Hầu hết pháo binh thời kỳ đó được bố trí cố định trên chiến trường, nhưng các trung đoàn bộ binh Thụy Điển đã sở hữu những loại khẩu pháo dã chiến nhẹ và có khả năng cơ động cao để yểm trợ binh sĩ trong suốt trận đánh.

Những kỹ chiến thuật này giúp quân đội Thụy Điển liên tiếp giành chiến thắng vang dội trên chiến trường. Trong Cuộc chiến 30 năm (1618-1648), quân đội Thụy Điển tiến như vũ bão về phía nam, gần như chiếm cả thành phố Prague và Vienna ở sâu trong vùng Trung Âu.

Đỉnh cao thắng lợi của Thụy Điển là trận Breitenfeld, vùng đất ngày nay ở gần thành phố Leipzig của Đức, vào tháng 9/1631. Đội quân gồm 23.000 lính Thụy Điển và 18.000 người Saxon gần như xóa sổ toàn bộ lực lượng gồm 35.000 binh sĩ Đế quốc La Mã Thần Thánh mà chỉ tổn thất 5.500 người.

Vua Gustavus Adolphus tử trận trong trận Lutzen năm 1632, nhưng đội quân của ông vẫn giành chiến thắng. Thắng lợi trong các trận đánh với quân Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan và Nga sau đó giúp Thụy Điển giành được lãnh thổ rộng lớn ở Ba Lan và phía đông nước Đức ngày nay, đồng thời trở thành một cường quốc ở khu vực Baltic.

Năm 1708, Thụy Điển xua quân xâm lược Nga, nhưng quyết định này khiến họ phải trả giá đắt. Đây là một phần trong Chiến tranh Phương Bắc Vĩ đại (1700-1721), cuộc đối đầu giữa hai liên minh do Thụy Điển và Nga dẫn đầu.

Quân đội Thụy Điển nằm dưới quyền chỉ huy của Charles XII, vị vua trẻ được mệnh danh là "Sư tử phương Bắc". Đối thủ của ông là Peter Đại đế của nước Nga. Nếu thắng trận chiến này, Thụy Điển sẽ chiếm vị thế bá chủ vùng Baltic, kiểm soát cả Đông Âu và Trung Âu.

Charles XII tiến đánh Nga chỉ với 40.000 quân, lực lượng nhỏ hơn nhiều so với 500.000 binh sĩ của Napoleon năm 1812 và 3 triệu lính Đức trong chiến dịch Barbarossa năm 1941.

Quân Thụy Điển có khởi đầu thuận lợi khi loại bỏ liên quân Đan Mạch - Na Uy và đế chế Ba Lan - Litva khỏi cuộc chiến. Chiến thuật chia nhỏ đội hình của Thụy Điển vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả. Trong trận đánh năm 1700 ở vùng Narva thuộc Estonia ngày nay, 12.000 quân Thụy Điển gần như xóa sổ 37.000 lính Nga khi giao tranh trong bão tuyết.

Tuy nhiên, quân đội Nga sau đó áp dụng chiến thuật "tiêu thổ", phá hủy mọi thứ trước khi lùi sâu vào trong lãnh thổ rộng lớn của mình, bỏ lại sau lưng những thứ đối phương không thể tận dụng. Các đơn vị lính Nga cũng tổ chức phục kích tiêu diệt lực lượng tăng viện và bổ sung hậu cần của Thụy Điển.

Cuộc xâm lược Nga khiến đế chế Thụy Điển sụp đổ - 2
Trận đánh tại Poltava tháng 6/1709. Ảnh: Wikipedia.

Năm 1709, châu Âu trải qua mùa đông lạnh giá chưa từng có trong vòng 500 năm. Lúc này, quân Thụy Điển mắc kẹt trong khu vực bị tiêu thổ, không có thức ăn và nơi trú ẩn. Có thời điểm Thụy Điển mất hơn 2.000 lính vì giá rét chỉ trong một đêm.

Số phận đế chế Thụy Điển được định đoạt trong trận Poltava ở miền trung Ukraine tháng 6/1709. Đợt lạnh giá đầu năm khiến lực lượng tiêu hao nặng nề, Thụy Điển chỉ còn 20.000 binh sĩ và 34 khẩu pháo, nhưng vua Charles XII vẫn quyết định bao vây Poltava, khiến Peter Đại đế ra lệnh điều 80.000 quân tới giải vây.

Quân Nga chặn đứng cuộc tấn công của Thụy Điển, sau đó tổ chức phản công với lực lượng vượt trội và bao vây phong tỏa đối phương. Trong trận này, Thụy Điển tổn thất gần như toàn bộ lực lượng khi có tới 19.000 binh sĩ thương vong. Nga cũng chịu tổn thất lớn nhưng được tăng viện nhanh chóng, yếu tố mà đối phương không có.

Vua Charles XII rút khỏi Nga với 543 lính sống sót và phải sống lưu vong 5 năm. Thụy Điển mất hết lãnh thổ ở vùng Baltic, đế chế của họ cũng sụp đổ.

Cả Napoleon và Hitler sau này đều không rút ra được bài học từ thất bại cay đắng của Charles XII. Trong vòng 250 năm, ba thế lực thống trị châu Âu đều tấn công Nga trong mùa đông lạnh giá và đều hứng chịu thảm bại.

Theo VnExpress


Tags: Thụy Điển,chiến tranh,
#chiến tranh #Thụy Điển


TIN LIÊN QUAN

Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.

Lịch sử,

01/04/2022

Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.

Lịch sử,

27/10/2021

Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.

Lịch sử,

21/10/2021

Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.

Lịch sử,

04/10/2021

Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.

Lịch sử,

23/09/2021

Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.

Lịch sử,

05/04/2021

Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.

Lịch sử,

16/02/2021

Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.

Lịch sử,

31/01/2021

Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.

Lịch sử,

04/01/2021

Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.

Lịch sử,

13/12/2020

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022