Vỡ nợ có phải nguy cơ thực tế ở Nga?
Những lập luận về chủ đề này xuất hiện mỗi khi người ta muốn tìm ra những khía cạnh tiêu cực trong đường lối chính trị của Nga, mặc dù hiện nay không có dấu hiệu nào về nguy cơ vỡ nợ. Rõ ràng, có ai đó rất muốn để Nga bị phá sản, vì thế thỉnh thoảng xuất hiện những lập luận mới về chủ đề vỡ nợ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lần này chủ đề đó sẽ hạn chế bởi những chuyện kinh dị về nội dung chính trị.
Người ta đã nói lên những dự báo thảm khốc nhất: do sự sụt giảm giá dầu và thiếu sự hỗ trợ tài chính từ các thị trường phương Tây, Nga phải tuyên bố không trả được nợ nước ngoài. Tuy nhiên, những người ủng hộ giả thuyết này lãng quên về thực tế rằng, bạn có thể mượn tiền không chỉ ở châu Âu mà còn, ví dụ, ở châu Á. Hơn nữa, trong trường hợp của Nga, tỷ lệ nợ so với GDP là không tồi, không có gì đáng lo ngại. Giáo sư Valentin Katasonov, Khoa Tài chính Quốc tế của Trường Đại học MGIMO, nói:
"Theo tôi, ở Nga mức độ rủi ro là thấp hơn so với nhiều nước khác. Ví dụ, trên thực tế tất cả các nước châu Âu đang đối mặt nguy cơ vỡ nợ cao hơn nhiều. Điều đó thấy được rõ qua số liệu thống kê. Cuối năm nay — đầu năm sau, ở khu vực đồng euro, tính trung bình, tỷ lệ nợ so với GDP có thể vượt quá 100%. Ở Nga, tỷ lệ này - khoảng 40%. Có nhiều cách tính toán món nợ: có thể tính đến các công ty nhà nước, mà cũng có thể không đưa họ vào tài khoản. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp tính toán cũng cho thấy rằng, Nga là một trong những quốc gia có điều kiện thuận lợi nhất".
Tất nhiên, không nên quên rằng, nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào giá dầu thế giới. Nhưng, ngay cả trong điều kiện này, Nga vẫn có đủ tiền để thanh toán nợ nước ngoài trong tương lai gần. Ngay cả nếu giá năng lượng sụt giảm mạnh, Nga vẫn có khả năng giải quyết vấn đề. Ông Aleksandr Knobel, Trưởng phòng Thương mại quốc tế thuộc Viện Chính sách kinh tế Nga nêu ý kiến như sau:
"Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào giá năng lượng thế giới. Trong khi đó, không thể nói rằng, hiện nay mức giá năng lượng là rất thấp. Với mức giá 50-60 USD/ thùng dầu không có nguy cơ vỡ nợ, và Nga có đủ khả năng thực hiện các cam kết của mình. Tất nhiên, điều kiện không thuận lợi sẽ tác động đến nền kinh tế, đến mức sống, song, vẫn không có nguy cơ vỡ nợ. Nguy cơ sẽ xuất hiện nếu giá dầu xuống dưới 25 USD/ thùng (đó là theo ý kiến của một số nhà phân tích phương Tây). Với mức giá như vậy, chính phủ sẽ có hai phương án lựa chọn: hoặc là tuyên bố vỡ nợ hoặc sửa đổi đáng kể ngân sách quốc gia và giảm một số chương trình hỗ trợ xã hội".
Nhân tiện xin nói luôn, trong năm nay, số lượng các bài phân tích dự đoán Nga sắp vỡ nợ đã giảm đáng kể. Hoặc là các chuyên gia đã nhận thức được về tình hình ảnh thực tế trong nền kinh tế Nga hoặc chưa nhận được "đơn đặt hàng" về kịch bản tiêu cực. Trong mọi trường hợp, theo ý kiến của các chuyên gia trả lời phỏng vấn của Đài "Sputnik", khách quan mà nói thì không tồn tại nguy cơ Nga vỡ nợ.
Theo http://vn.sputniknews.com
TIN LIÊN QUAN
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022