Báo Đức: Phương Tây bất lực trước Nga ở Bắc Cực
Tạp chí Die Welt của Đức nhận định về chiến lược của Nga tại Bắc Сực và cho rằng, phương Tây sẽ không thể làm được gì ở đây.
Nga kiểm soát Tuyến đường biển phía Bắc
Các nước phương Tây cho dù không đồng tình với chính sách của Nga liên quan đến Tuyến đường biển phía Bắc nhưng cũng không thể làm gì được. Báo Die Welt của Đức mới đây đã có bài viết về chủ đề chiến lược của Nga nhằm kiểm soát Bắc Cực.
Theo tác giả bài báo Felix Eick, chính quyền Nga muốn di dân đến vùng cực Bắc xa xôi phủ đầy tuyết, nơi hầu như không thích nghi cho hoạt động kinh tế, trong khi đó trên thực tế biên giới của Nga ở đó đang dần mở rộng do tình trạng ấm lên toàn cầu.
Tác giả của bài báo khẳng định rằng, mặc dù Nga không thể đòi hỏi chủ quyền đối với Bắc Cực, nhưng nước này sử dụng "không gian vận động" - thu phí sử dụng Tuyến đường biển phía Bắc và trong tương lai dự định chỉ cấp phép sử dụng tuyến đường này cho các tàu được đóng tại các nhà máy đóng tàu của Nga và tàu treo cờ Nga.
Tác giả cho rằng, phương Tây giận dữ nhưng không thể làm gì được, bởi Moscow kiểm soát tuyến đường thương mại này, vùng đặc quyền kinh tế của Nga trải dài 200 km về phía bắc lãnh hải của họ và bao phủ hầu hết Tuyến đường biển phía Bắc.
Ông Eick cho biết thêm rằng, các công ty vận tải biển nước ngoài buộc phải thừa nhận sự độc quyền trên thực tế của Nga, bao gồm cả nguyên nhân tại Bắc Băng Dương có sự hiện diện của lực lượng vũ trang Nga.
Hiện nay, Nga duy trì lực lượng vũ trang rất lớn với đầy đủ cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực, bao gồm các lữ đoàn chuyên chiến đấu ở vùng Cực và nhiều hệ thống vũ khí tối tân gồm cả máy bay, hệ thống phòng không, đặc biệt là hạm đội tàu phá băng cực lớn.
Ngoài ra, vùng đất lạnh giá này cũng là “thánh địa” của các tàu ngầm hạt nhân Nga, còn các tàu ngầm Mỹ rất vất vả để có thể hoạt động được ở đây.
Nga có sự hiện diện quân sự rất lớn ở Bắc Cực |
Chính sách của Nga ở Bắc Cực
Vào tháng 3 năm 2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một sắc lệnh có hiệu lực ngay lập tức về các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước Liên bang Nga ở Bắc Cực giai đoạn đến năm 2035.
Nội dung của sắc lệnh liệt kê ra những lợi ích chủ yếu của Nga trong khu vực. Bao gồm trong đó có đảm bảo chủ quyền, duy trì Bắc Cực là khu vực lãnh thổ hòa bình và ổn định, phát triển Tuyến đường Biển phía Bắc và đảm bảo chất lượng cuộc sống ở mức cao cho vùng lãnh thổ của Nga tại Bắc Cực.
Ngoài ra, sắc lệnh còn công bố kế hoạch nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của các đơn vị quân đội trong khu vực, duy trì tiềm lực chiến đấu của các đơn vị này ở mức độ đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ đẩy lùi hành động xâm lược chống lại Nga.
Vào tháng 7, có thông tin nói rằng Mỹ sẽ xây dựng một cảng quân sự để "kiềm chế" Nga ở Bắc Cực. Đồng thời, vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ ra nỗ lực của Washington nhằm biến khu vực Bắc Cực thành địa bàn hoạt động quân sự của họ và gây thêm căng thẳng ở đó.
Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ luật Thương mại Hàng hải sửa đổi của Nga bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các tàu treo cờ Nga được phép độc quyền thực hiện việc vận chuyển bằng đường biển sản phẩm hydrocarbon được khai thác trên lãnh thổ Nga và bốc xếp lên các tàu hoạt động trong vùng nước thuộc Tuyến đường biển phía Bắc, đến điểm dỡ hàng hoặc sang tải đầu tiên.
Quy định này áp dụng cho việc vận chuyển dầu mỏ, khí tự nhiên, bao gồm cả khí hóa lỏng, cũng như khí ngưng tụ (condensate) và than.
Vào mùa thu năm 2019, các bộ liên quan của Liên bang Nga đã xây dựng năm dự luật để hỗ trợ phát triển vùng Bắc Cực. Những dự luật này do các chuyên gia của Bộ Năng lượng, Bộ Tài chính và Bộ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga soạn thảo.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
10/04/2022