Hà Lan tịch thu 14 du thuyền Nga
Hà Lan cho biết tịch thu 14 du thuyền của chủ sở hữu người Nga, gồm 12 chiếc đang được đóng trong xưởng.
"Theo các quy định trừng phạt hiện nay, những con tàu này không được phép bàn giao, chuyển nhượng hoặc xuất khẩu vào lúc này", Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra viết trong tờ trình gửi quốc hội hôm 6/4.
Hải quan Hà Lan thông báo tịch thu 14 du thuyền bao gồm hai thuyền đang được bảo trì và 12 thuyền đang được đóng trong xưởng. Đóng du thuyền là ngành công nghiệp lớn ở Hà Lan.
"Chúng tôi ghi nhận các nhà máy đóng tàu ở Hà Lan đang hợp tác toàn diện với chính quyền, dù lệnh trừng phạt gây ảnh hưởng lớn đến họ", Cục trưởng Hải quan Nanette van Chelvencho biết về cuộc điều tra đang tiến hành tại 15 xưởng đóng tàu và 5 công ty buôn bán tàu.
Sau khi bị hạ viện chỉ trích, chính phủ Hà Lan đang đẩy mạnh triển khai và thực thi các biện pháp trừng phạt Nga. Ngoại trưởng Hoekstra cho hay Hà Lan đã đóng băng 516 triệu euro (562 triệu USD) tài sản của Nga, chặn đứng lượng giao dịch trị giá 155 triệu euro (169 triệu USD).
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt, loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, ngăn Moskva tiếp cận các công nghệ tiên tiến và đưa nhiều tài phiệt, quan chức Nga vào danh sách cấm vận.
Mỹ áp lệnh cấm nhập khẩu dầu, kim cương, hải sản và vodka Nga. Nước này và các đồng minh cũng bãi bỏ quy chế tối huệ quốc với Nga, mở đường để tăng thuế áp với các mặt hàng của Nga. Một số nước như Tây Ban Nha, Italy, Pháp đã tịch thu du thuyền của tài phiệt Nga.
Trong khi đó, Nga cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Nga yêu cầu "các quốc gia thiếu thân thiện", gồm 48 quốc gia, trong đó có các nước Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
10/04/2022