Nga đóng không phận, nhiều hãng hàng không bay qua Bắc Cực
Việc Nga đóng không phận đối với một số hãng hàng không quốc tế đã buộc họ phải tìm kiếm các đường bay thay thế đến châu Á.
Một số chuyến bay, chẳng hạn những chuyến bay nối châu Âu và Đông Nam Á, đã gặp phải vấn đề vì Nga, quốc gia lớn nhất thế giới, nằm ngay giữa. Tuy nhiên, các nhà hoạch định đường bay của hãng hàng không đã cố gắng tìm ra giải pháp, theo CNN.
Trước khi Nga tấn công Ukraine, Finnair - hãng hàng không của Phần Lan - từng nhiều lần thực hiện chuyến bay qua không phận Nga để chở khách từ Helsinki đến Tokyo (Nhật Bản).
“Chúng tôi đã tính toán sơ bộ khoảng hai tuần trước khi không phận thực sự bị đóng”, Riku Kohvakka, Giám đốc kế hoạch bay tại Finnair, cho biết.
Giải pháp được đưa ra là bay qua Bắc Cực. Thay vì di chuyển qua Nga, các máy bay giờ đây sẽ rời Helsinki và đi thẳng về phía bắc, hướng đến quần đảo Svalbard của Na Uy, trước khi băng qua Bắc Cực và Alaska.
Sau đó, họ sẽ bay qua Thái Bình Dương để đến Nhật Bản. Điều đó khiến hành trình kéo dài hơn 13 giờ, và nhiên liệu được sử dụng nhiều hơn 40%. Ngoài đi qua Bắc Cực, Finnair cũng có thể đến Nhật Bản bằng cách bay về phía nam của Nga.
“Từ kinh nghiệm, chúng tôi biết rằng có hai khả năng: Đi về phía bắc hoặc phía nam”, ông Kohvakka nói.
Đường bay mới khiến mức tiêu thụ nhiên liệu tăng lên khoảng 20 tấn, từ đó các chuyến bay đã gặp phải nhiều thách thức về mặt tài chính và môi trường. Với lý do đó, Finnair đang ưu tiên vận chuyển hàng hóa.
“Thời gian bay tăng lên sẽ khiến số chuyến bay có hiệu quả kinh tế giảm xuống”, Jonas Murby, một nhà phân tích hàng không tại Aerodynamic Advisory, cho biết.
Theo Aleksi Kuosmanen, nhân viên cấp cao tại Finnair, hành khách khá hứng thú với đường bay mới.
Về mặt kỹ thuật, đường bay qua Bắc Cực cũng không gây ra bất kỳ rủi ro an toàn nào. Theo ông Kuosmanen, thời tiết lạnh giá có lẽ là điều đầu tiên được nghĩ đến, nhưng Finnair đã khá quen với điều này khi thực hiện các chuyến bay về phía bắc đến Tokyo trong không phận Nga.
Theo Zingnews
TIN LIÊN QUAN
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
10/04/2022