Nga phủ quyết văn kiện LHQ lên án sáp nhập lãnh thổ Ukraine
Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết Hội đồng Bảo an lên án Moskva sáp nhập lãnh thổ Ukraine, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
Vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký quyết định sáp nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine hôm 30/9, Mỹ và Albania trình dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lên án các cuộc trưng cầu dân ý "bất hợp pháp" và kêu gọi các nước không công nhận bất kỳ thay đổi nào đối với biên giới Ukraine.
Dự thảo nghị quyết cũng kêu gọi Nga rút quân lập tức khỏi Ukraine, chấm dứt chiến dịch quân sự bắt đầu từ cuối tháng 2. Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực, bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết này.
"Đây chính là những gì Hội đồng Bảo an được lập ra để thực hiện, đó là bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy hòa bình và an ninh", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu. "LHQ được thành lập dựa trên ý tưởng không bao giờ có thêm quốc gia nào được phép dùng vũ lực chiếm lãnh thổ của nước khác".
Trong khi đó, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia cho rằng việc Hội đồng Bảo an xem xét nghị quyết lên án một trong 5 thành viên thường trực, vốn có quyền phủ quyết, là chưa từng có tiền lệ.
"Các ngài có thực sự nghĩ rằng Nga sẽ ủng hộ một dự thảo nghị quyết như vậy hay không? Nếu không, hóa ra các ngài đang cố tình khiến chúng tôi sử dụng quyền phủ quyết, rồi sau đó rêu rao rằng Nga lạm dụng quyền này", ông Nebenzia nói.
Nga là thành viên duy nhất phủ quyết dự thảo nghị quyết, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Gabon bỏ phiếu trắng. Các thành viên còn lại bỏ phiếu thuận, trong đó có Mexico, bên đang thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình cho xung đột Ukraine, và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, quốc gia từng không ủng hộ các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhắm vào Nga.
"Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần được bảo vệ", Đại sứ Trung Quốc Trương Quân phát biểu sau cuộc bỏ phiếu. "Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế hành động làm trầm trọng thêm căng thẳng và tạo không gian cho giải pháp thông qua đàm phán ngoại giao".
Dự thảo nghị quyết nhiều khả năng sẽ được đưa ra trước Đại hội đồng LHQ, nơi tất cả các thành viên đều có quyền bỏ phiếu.
Đại sứ Anh Barbara Woodward cho rằng cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an cho thấy việc ông Putin sáp nhập lãnh thổ Ukraine là "điều viển vông" và "không có hiệu lực pháp lý".
"Các thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu theo các cách khác nhau, nhưng có một điều rõ ràng là không thành viên nào công nhận nỗ lực sáp nhập bất hợp pháp của Nga. Quyền phủ quyết của Nga không thay đổi thực tế đó", bà nói.
5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc, có quyền phủ quyết với bất cứ dự thảo nghị quyết nào. Quyền này giúp họ có thể chặn một nghị quyết được thông qua, bất kể nó nhận được bao nhiêu phiếu ủng hộ tại Hội đồng. 10 thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an không có quyền phủ quyết.
Năm 2021, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan mô tả quy trình tại Hội đồng Bảo an là bất công và lỗi thời, khi "số ít quốc gia" kiểm soát thế giới bằng quyền phủ quyết. Tổng thống Putin khi đó bác bỏ, nói nếu bỏ quyền phủ quyết, "LHQ sẽ trở nên vô nghĩa", một tổ chức không có quyền lực.
Trong lễ ký thỏa thuận sáp nhập 4 tỉnh Ukraine tại Moskva ngày 30/9, Tổng thống Putin khẳng định hàng triệu người tại các địa phương này lựa chọn gia nhập Nga, đồng thời thông báo nước này có thêm 4 tỉnh dựa trên kết quả trưng cầu dân ý.
Các nước phương Tây đã chỉ trích quyết định sáp nhập 4 tỉnh Ukraine của Tổng thống Putin, gọi đây là hành động "bất hợp pháp", đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng tổ chức quốc tế từ chối công nhận quyết định của Nga.
Theo: vnexpress.net
https://vnexpress.net/nga-phu-quyet-van-kien-lhq-len-an-sap-nhap-lanh-tho-ukraine-4517916.htmlTIN LIÊN QUAN
Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết Hội đồng Bảo an lên án Moskva sáp nhập lãnh thổ Ukraine, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
01/10/2022
Phát biểu tại buổi lễ ở Mátxcơva chiều 30/9, Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ sự ủng hộ đối với việc sáp nhập các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye vào Nga.
Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập đối với hai vùng miền nam Ukraine là Kherson và Zaporizhzhia, trước khi diễn ra lễ sáp nhập.
30/09/2022
Ngày 26/9, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga chưa có quyết định về việc đóng cửa biên giới cũng như áp dụng thiết quân luật ở một số vùng của nước này.
27/09/2022
Chính quyền thân Nga ở 4 vùng tại Ukraine tuyên bố ghi nhận hơn 50% cử tri đủ điều kiện đã đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý sáp nhập Nga.
26/09/2022
Đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất (UR) đề xuất tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 4/11 để sáp nhập các vùng lãnh thổ Ukraine hiện nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Moscow.
07/09/2022
Trong cuộc họp 2 ngày vừa diễn ra, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) liên tục tranh cãi và chia rẽ về việc hạn chế - thậm chí cấm thị thực hoàn toàn đối với công dân Nga.
01/09/2022
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch cô lập Nga, điều này có nghĩa là Washington đã vượt quá giới hạn không thể quay trở lại.
13/08/2022
Chính quyền vùng Zaporozhye (Zaporizhia) công bố kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga trong bối cảnh giao tranh đang diễn ra ở khu vực nhà máy hạt nhân ở khu vực này.
08/08/2022
Chính phủ Nga ngày 8/8 ra tuyên bố bác bỏ đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về việc tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, trong đó nhấn mạnh hiện tại không có cơ sở nào để lãnh đạo hai nước gặp mặt trực tiếp giải quyết những bất đồng.
08/08/2022