Vietnews.ru
Doanh nghiệp

Đơn hàng đi Nga của doanh nghiệp Việt bị gián đoạn, tạm ngừng

09/03/2022 (Đọc 6 phút)


Gián đoạn đơn hàng hay tạm ngừng thực hiện đơn hàng mới đi Nga là tình trạng chung mà doanh nghiệp phải đối mặt trước bối cảnh nước này bị áp đặt các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Theo chia sẻ của bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra, tình hình xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang thị trường Nga đang tạm thời bị gián đoạn và gặp rất nhiều khó khăn.

Đầu năm nay có 5 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường Nga. Tháng 1 vừa qua, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 2,18 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ 2021.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra quyết định tạm ngưng ký các đơn hàng đến Nga cho dù nhiều nhà nhập khẩu vẫn mong muốn tiếp tục hợp tác và không muốn bị gián đoạn.

Ảnh: VASEP.
Ảnh: VASEP.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp tạm ngừng là sau khi các nước phương Tây đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính nhắm vào các ngân hàng Nga, đồng ruble đã giảm gần 30%, xuống mức thấp nhất từ trước tới nay so với đồng USD, với mốc gần 95 ruble đổi 1 USD trong ngày 1/3. Đồng ruble mất giá mạnh nên nhiều nhà nhập khẩu không muốn trả tiền đơn hàng. Tình hình thanh toán qua các ngân hàng của các doanh nghiệp gần như tê liệt, một số nhà nhập khẩu có tài khoản ở các nước khác nhưng việc thanh toán không dễ dàng.

Mặt khác, cũng theo bà Hà, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên mức 32.000 đồng/kg do tình trạng khan hiếm. Doanh nghiệp không thể mua được nguyên liệu, do giá tăng mạnh. Nhiều thị trường lớn khác cũng đang có nhu cầu nhập khẩu cá tra lớn nhưng các nhà máy không đủ nguyên liệu cho chế biến, chưa nói tới việc đủ cá thành phẩm xuất khẩu đi Nga trong bối cảnh căng thẳng chiến sự như hiện nay.

Năm 2021, Việt Nam là một trong 3 thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng lớn nhất cho Nga, sau Argentina và Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu đạt 32,5 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng là thị trường độc tôn cung cấp cá tra đông lạnh cho Nga. Từ trước tới nay, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn coi Nga là thị trường nhiều tiềm năng và nhu cầu lớn.

Bà Phạm Thị Hồng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Thịnh chưa kịp vui với việc đã ký được đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II thì đơn hàng xuất khẩu đi Nga của công ty bị dừng lại, vì lệnh trừng phạt từ phương Tây áp đặt lên thị trường này.

Mấy ngày nay, bà Hồng phải liên tục liên lạc với đối tác tại Nga để cập nhật tình hình cũng như giải quyết tình trạng ùn ứ và chứng từ thanh toán.

Dù hai bên là tối tác làm ăn lâu năm và mỗi năm doanh nghiệp đều xuất khẩu một lượng lớn hàng nông sản sang thị trường này, chưa kể từ đầu năm đến nay đơn hàng sang Nga tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, song trước những bất ổn từ thị trường như việc thanh toán, vận chuyển bị tắc nghẽn, hàng hóa bị ùn ứ, việc thanh toán bị “treo”, việc tạm ngừng đơn hàng mới là quyết định cuối cùng dù hai bên không mong muốn.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam buộc phải quyết định tạm ngừng ký kết hay giao hàng, đơn cử như doanh nghiệp xuất khẩu cá tra là bởi các hãng tàu biển đã thông báo không nhận vận chuyển container hàng đi Nga. Rủi ro ở thời điểm hiện tại được cho là rất cao khi các lô hàng có thể bị giữ lại tại cảng Rotterdam (Hà Lan) trước khi tới được hai cảng biển lớn của Nga là Saint Petersburg và Vladivostok.

Trước đó, những ngày đầu tháng 3 một số hãng tàu lớn đã thông báo tạm ngừng dịch vụ vận chuyển đến và đi từ các cảng ở Nga, do bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây dành cho nước này.

Trong đó, hãng tàu Maersk đã quyết định tạm dừng các tuyến vận chuyển container đường biển, đường hàng không và đường sắt liên lục địa đến và đi từ Nga. Theo thông báo được hãng này đưa ra việc đặt chỗ mới trên các tuyến đường biển, hàng không và đường sắt đến và đi từ Nga sẽ bị tạm hoãn, ngoại trừ hàng thực phẩm, vật tư y tế hay hàng nhân đạo. Thông báo có hiệu lực từ 1/3 và áp dụng cho tất cả các cảng cửa ngõ của Nga.

Hãng tàu của Pháp CMA CGM đã thông báo tạm dừng các tuyến vận tải đến các cảng của Nga.
Hãng tàu của Pháp CMA CGM đã thông báo tạm dừng các tuyến vận tải đến các cảng của Nga.

Việc tạm hoãn vận chuyển được Maersk đưa ra là nhằm tôi giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng và không làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn toàn cầu tại các cảng và kho bãi.

Ngoài ra, hãng tàu lớn nhất thế giới MSC hay hãng tàu của Pháp CMA CGM và ONE cũng có động thái tương tự.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang Nga đạt 3,2 tỷ USD, trong khi đó Việt Nam nhập khẩu từ Nga 2,3 tỷ USD, tăng 15%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga gồm điện thoại và linh kiện, chiếm 33%, máy vi tính và sản phẩm điện tử chiếm 13%, dệt may (gần 11%), cà phê (5,4%) và thủy sản (5,1%).

Theo cafebiz.vn


Tags: Đơn hàng đi Nga của doanh nghiệp Việt bị gián đoạn, tạm ngừng
#xuất nhập khẩu


TIN LIÊN QUAN

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Booking Holdings Inc đã nộp khoản phạt 1,3 tỷ ruble (16,66 triệu USD) cho nước này do vi phạm luật chống độc quyền.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan công bố hôm 7-4, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga trong tháng 3 giảm sâu, chỉ đạt 46,9 triệu USD, bằng 14% và 26% so với tháng 1 và 2.

Thông báo của ông lớn dầu mỏ Shell cho thấy những tác động tài chính đối với các nhà khai thác dầu phương Tây sau khi rút khỏi Nga.

Exxon Mobil Corp. dự kiến ​​sẽ thu về 4 tỷ USD cho việc phát triển dầu Sakhalin-1 ở Nga khi công ty cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng sau cuộc tiến quân vào Ukraine.

Nhà sản xuất tuabin điện gió Đan Mạch Vestas, giống như các công ty phương Tây khác trước đó, đã thông báo vào hôm thứ Ba rằng họ sẽ rút khỏi Nga, nơi họ có hai nhà máy, do cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Công ty sản xuất chip của Mỹ Intel Corp ngày 5/4 đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở Nga, trở thành công ty công nghệ phương Tây mới nhất rút khỏi Moskva sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tập đoàn năng lượng ExxonMobil (Mỹ) đã ngừng việc xây dựng nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở vùng Viễn Đông của Nga, trong thời gian nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.

Cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nga lao dốc sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nhưng đó là lúc David Amaryan mua vào.

Cuộc xung đột Nga và Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao...

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022