Trung Quốc từng phải dựa vào Liên Xô để đòi lại lãnh thổ ra sao?
Khi giao lại cảng Lữ Thuận (nay thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) vào năm 1955, Liên Xô đã giúp Trung Quốc khôi phục sự độc lập lãnh thổ, Mikhail Myagkov - Giám đốc khoa học Hiệp hội lịch sử quân sự Nga (RVIO), nhận định.
Lực lượng quân Nhật Bản trong chiến tranh Nga – Nhật tại Lữ Thuận (ảnh: RT)
Ngày 24.5.1955, Liên Xô chính thức chuyển giao căn cứ quân sự cảng Lữ Thuận cho Trung Quốc. Quyết định của Nga đã chấm dứt gần 60 năm xung đột quân sự liên tiếp xảy ra xung quanh khu vực cảng Lữ Thuận – địa điểm giao cắt biên giới giữa Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản.
Năm 1904, chiến tranh Nga – Nhật bùng nổ. Mục tiêu quan trọng nhất của Nhật Bản chính là cảng Lữ Thuận. Tháng 2.1904, với lực lượng vượt trội cả về con người lẫn vũ khí, quân Nhật do Đô đốc Hayhachiro Togo đã bất ngờ tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở cảng Lữ Thuận.
Do chủ quan, khinh địch, quân Nga phải chịu thiệt hại nặng nề khi mất 2 tàu khu trục lớn nhất là Tsesarevich và Retvizan, tàu tuần dương hạng nặng Pallada cũng bị trúng pháo.
Quân Nhật sau đó bắt đầu hình thành thế trận bao vây phong tỏa, chặn các đường tiếp viện của Nga và cảng Lữ Thuận. Cuộc chiến tại Lữ Thuận giữa Nhật và Nga sau đó kéo dài tới 11 tháng.
Do bị vây hãm kéo dài, quân Nga tại Lữ Thuận dần suy kiệt và sa sút tinh thần chiến đấu. Đến đầu năm 1905, hàng loạt các vị trí phòng thủ then chốt của Nga tại Lữ Thuận rơi vào tay Nhật.
Ngày 2.1.1905, quân Nga tại Lữ Thuận ký bản đầu hàng vô điều kiện, Nhật chiếm hoàn toàn Lữ Thuận.
Lữ Thuận là trận chiến quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản kể từ sau cải cách Thiên hoàng Minh Trị. Chiến thắng Lữ Thuận buộc các cường quốc phương Tây như Mỹ, Anh thừa nhận Nhật Bản có tiềm lực quân sự tầm cỡ thế giới.
Ngày 23.8.1905, Hiệp ước Portsmouth được ký kết tại New Hamshire (Mỹ). Nga thừa nhận Triều Tiên thuộc ảnh hưởng của Nhật Bản. Lữ Thuận, Liêu Đông, đảo Sakhalin thuộc sở hữu của Nhật Bản.
Theo ông Mikhail Myagkov, trước năm 1945, cảng Lữ Thuận và toàn bộ Liêu Đông đều thuộc sở hữu của Nhật Bản theo Hiệp ước Portsmouth. Năm 1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản, giành lại quyền kiểm soát Lữ Thuận.
Hồng quân Liên Xô chiến thắng quân Quan Đông Nhật Bản (ảnh: Sputnik)
Trước đó, Mỹ được cho là cũng nhòm ngó vị trí chiến lược Lữ Thuận. Tuy nhiên, Liên Xô đã nhanh tay chiếm cảng này trước, tàu chiến Mỹ đến nơi thấy quân Liên Xô đã đóng tại Lữ Thuận thì mới chịu rời đi.
“Trận đánh chiếm cảng Lữ Thuận nằm trong khuôn khổ chiến dịch tấn công của Hồng quân Liên Xô nhằm đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. Gần 1 triệu quân Quan Đông đã bị Hồng quân bao vây, đánh bại và bắt giữ. Có khoảng 12.000 Hồng quân đã ngã xuống trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch”, ông Mikhail Myagkov cho biết.
Theo Hiệp ước Xô – Trung năm 1945, cảng Lữ Thuận được Liên Xô thuê của Trung Quốc trong thời gian 30 năm để làm căn cứ hải quân.
“Sau năm 1945, nội chiến vẫn tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc. Ngày 1.10.1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ở Bắc Kinh nhưng chiến tranh cục bộ vẫn nổ ra ở một số khu vực. Mãi đến năm 1950, lực lượng của Mao Trạch Đông mới kiểm soát được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc”, ông Mikhail Myagkov nói.
Sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, Liên Xô đã tích cực giúp đỡ Trung Quốc mặc dù chính họ cũng đang phải khắc phục hậu quả của chiến tranh.
Năm 1955, Liên Xô từ bỏ chủ quyền tốn bao xương máu mới giành được tại Lữ Thuận để trao lại cho Trung Quốc. Liên Xô muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia thực sự độc lập và giúp Bắc Kinh củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế.
Theo ông Mikhail Myagkov, hành động của Liên Xô chứng tỏ vị thế “người anh cả xã hội chủ nghĩa” của mình. Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đến nay vẫn coi Liên Xô (Nga) là quốc gia đã giúp họ khôi phục phần lãnh thổ từng bị Nhật Bản chiếm đóng.
Theo Danviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020