Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh nhận giải Rosalind Franklin
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh, Đại học UCL ở Anh trình bày bài giảng tại trụ sở Royal Society, London
Giáo sư, tiến sỹ từ đại học University College London (UCL), bà Nguyễn Thị Kim Thanh đã có vinh dự trình bày bài giảng và nhận huy chương Rosalind Franklin 2019 của Royal Society ở London.
Trong sự kiện hôm 29/10/2019 ở Royal Society, giáo sư, tiến sỹ từ đại học University College London (UCL), đã có vinh dự trình bày bài giảng về vật liệu nano plasmonic (hạt vàng hình cầu, trụ và sao), "Vật liệu nano từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh" (Nanomaterials from Bench to Beside).
Các nhà khoa học nữ
\'The Rosalind Franklin Award and Lecture 2019\' được trao cho các nhà khoa học nữ nổi bật trên thế giới.
Bà Rosalind Franklin (1920-1958) là một nhà lý sinh học và tinh thể học tia X người Anh có những đóng góp lớn cho khoa học thế giới.
Trang của Royal Society, viện khoa học độc lập lâu đời nhất tại Vương quốc Anh (từ 1660), cho hay giải thưởng hàng năm này tập trung vào các đóng góp nổi bật trong nhóm chủ đề STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) và nhằm để hỗ trợ các nhà khoa học nữ trong nghiên cứu STEM.
Cùng vinh dự trình bày bài giảng trong giới khoa học hàng đầu của Anh, giải thưởng còn gồm một huy chương bằng bạc, một học bổng trị giá 40 nghìn bảng, và một món quà 1 nghìn bảng Anh.
GS Nguyễn Thị Kim Thanh được trao giải thưởng năm nay vì thành tích trong lĩnh vực vật liệu nano
Royal Society
Bài giảng \'Vật liệu nano từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh\' - Nanomaterials from Bench to Beside
Dự án của bà Nguyễn Thị Kim Thanh là đề xuất tổ chức trại hè khoa học để truyền cảm hứng và thúc đẩy các em học sinh lớp 8, chủ yếu từ các gia đình nghèo ở London, chọn các môn khoa học tự nhiên cho chương trình GCSE (cấp hai).
GS Thanh tốt nghiệp chuyên ngành hóa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1992; sau nhận học bổng nghiên cứu quốc tế ở Hà Lan và Anh Quốc, nơi bà lấy bằng tiến sĩ năm 1998.
Là giáo sư người Việt đầu tiên tại UCL, chuyên ngành vật liệu nano tại Phòng thí nghiệm UCL Nanomaterials Laboratory, đặt tại Viện Royal Institution Anh Quốc, và Nhóm sinh lý (biophysics), Khoa Vật lý và Thiên văn, Đại học University College London, Anh Quốc.
Bà vẫn đang hợp tác nghiên cứu với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Theo BBC
#người Việt #gốc Việt #Giáo sư #Rosalind Franklin #London
TIN LIÊN QUAN
Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.
13/03/2022
Khoảng 800 người Việt từ Ukraine đã sơ tán sang Romania, con số thực tế có thể cao hơn do nhiều người không liên lạc với sứ quán hay các hội nhóm.
06/03/2022
Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến nhiều người băn khoăn chuyển tiền qua ngân hàng từ Nga về Việt Nam và ngược lại có khó khăn?
03/03/2022
Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, khi xứ Đông Dương xa xôi vẫn còn là thuộc địa Pháp, những người Việt Nam đầu tiên đã đến với nước Nga Xô Viết, vào nhập học tại Trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (KUTV).
06/11/2021
Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.
31/03/2021
Tyler Nguyen, cậu bé gốc Việt 11 tuổi đến từ Herndon, Virginia (Mỹ), đã trở thành ứng viên nhỏ tuổi nhất tham gia thi đấu cùng những người trưởng thành trong chương trình truyền hình BattleBots nổi tiếng nước Mỹ.
26/02/2021
Ca sĩ Đoan Trường nhớ lần đầu đặt chân tới xứ bạch dương 33 năm trước và những kỷ niệm trong 8 năm sống ở Nga.
“Bà Liên Xô” là tên gọi mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho PGS, TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người đã trải qua 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng có tới 65 năm dành để học tập, giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Nga học.
Tiến sĩ Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới.
05/06/2020