Dầu mỏ Nga hướng sang thị trường Đông Nam Á
Giữa lúc các nước phương Tây tẩy chay mua năng lượng từ Nga, một số đối tác châu Á, sau Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga, nhất là khi Nga giảm mạnh giá dầu xuất khẩu.
Với chính sách chuyển hướng sang thị trường châu Á của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh Mỹ và Phương Tây siết chặt các lệnh trừng phạt, Đông Nam Á trở thành thị trường tiềm năng mà Nga hướng đến trong việc bán dầu thô.
Nhưng liệu thị trường Đông Nam Á có trở thành “cứu tinh” của Nga thay cho thị trường châu Âu hay không?Giữa lúc các nước phương Tây tẩy chay mua năng lượng từ Nga, một số đối tác châu Á, sau Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga, nhất là khi Nga giảm mạnh giá dầu xuất khẩu với mức chiết khấu so với giá dầu Brent chuẩn khoảng 20-25 USD/thùng.Tổng công ty xăng dầu Indonesia PT Pertamina ngày 30/3 cho biết sẽ lên kế hoạch mua dầu giá rẻ từ Nga. Chủ tịch Pertamina, ông Nicke Widyawati, cho biết công ty sẽ mua dầu từ Nga sau khi cải tạo nhà máy lọc dầu Balongan ở Indramayu, Tây Java vào tháng Năm tới.
Chủ tịch Nicke khẳng định, việc mua bán dầu với đối tác Nga là vì mục đích thương mại, không vì chính trị.Theo dữ liệu từ đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường năng lượng của BP, tiêu thụ dầu từ khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào khoảng 6,1% tổng lượng tiêu thụ dầu thô thế giới trong năm 2020, tương đương 5,43 triệu thùng/ngày.
Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ tại thị trường châu Âu, chỉ tính riêng Đức và Hà Lan đã tiêu thụ 9,9 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, Singapore và Indonesia là hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất ASEAN nhưng chỉ sử dụng 1,2-1,3 triệu thùng/ngày.Tổng giá trị thu nhập của Nga từ ASEAN chỉ là 1,96 tỷ USD. Để so sánh, Nga nhận được từ châu Âu là 40,24 tỷ USD. Do đó, dù Nga chuyển hướng sang thị trường tiềm năng Đông Nam Á và các nước trong khu vực này tận dụng thời điểm giá dầu thô tại Nga giảm mạnh để nhập khẩu, điều đó cũng khó có thể cứu vãn được nền kinh tế Nga trong bối cảnh hiện nay.Theo số liệu của nền tảng chuyên thu thập dữ liệu kinh tế OEC, trong năm 2020, Thái Lan nhập khẩu lượng dầu trị giá 911 triệu USD từ Nga, tương đương 6% lượng dầu nhập khẩu của nước này.
Malaysia (Ma-lai-xi-a) đạt kim ngạch nhập khẩu dầu 116 triệu USD, chiếm 2,44% tổng kim ngạch nhập khẩu. Quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất ASEAN là Singapore với giá trị nhập khẩu dầu từ Nga là 68,36 triệu USD, trong khi Việt Nam là nước tiêu thụ thấp nhất với giá trị nhập khẩu là 25,7 triệu USD./.
Theo Bnews
TIN LIÊN QUAN
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.
04/05/2022
Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.
03/05/2022
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022