Điện Kremlin: 'Khách mua khí đốt không trả bằng tiền rúp thì sẽ có biện pháp'
Điện Kremlin cho biết Nga đang làm việc về các chi tiết cho cơ chế chấp nhận thanh toán khí đốt xuất khẩu sang các quốc gia không thân thiện bằng đồng rúp, và sẽ có biện pháp nếu các nước từ chối trả bằng đồng tiền Nga.
Theo Hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương Nga, Chính phủ và Tập đoàn khí đốt Gazprom phải báo cáo về các biện pháp để nhận thanh toán khí đốt bằng đồng rúp trước ngày 31-3.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, nói các cơ quan chức năng đang xúc tiến vấn đề với Tập đoàn khí đốt Gazprom, sau đó sẽ công bố chi tiết.
Theo TASS, ông Peskov vẫn kín tiếng về các biện pháp mà Nga có thể thực hiện nếu châu Âu từ chối trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, nói Nga sẽ giải quyết một khi vấn đề này xảy ra.
"Tuy nhiên, chắc chắn là chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí", ông Peskov nhấn mạnh.
Trước đó, ông Putin đã yêu cầu chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt xuất khẩu sang các quốc gia không thân thiện sang đồng rúp của Nga, từ chối nhận thanh toán bằng đồng euro, USD.
Yêu cầu của ông Putin cũng là vấn đề tiềm ẩn đối với Gazprom, công ty khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.
Gazprom cũng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu trong nhiều thập niên qua. Khoảng 43% khí đốt tiêu thụ tại châu Âu có nguồn gốc từ Nga, phần còn lại từ Na Uy, Trung Đông, Mỹ và Bắc Phi. Điều này phần nào phản ánh sự phụ thuộc của châu Âu vào Gazprom.
Nhiều nhà nhập khẩu cho biết các hợp đồng dài hạn với Gazprom quy định rằng việc thanh toán phải được thực hiện bằng euro hoặc USD, không phải bằng đồng rúp của Nga.
Ngày 28-3, ông Claudio Descalzi - giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Ý Eni ENI.MI - bình luận: "Vấn đề lớn tại châu Âu là khí đốt, và Nga đang yêu cầu chúng tôi thanh toán bằng đồng rúp, đồng tiền mà chúng tôi không có và cũng không có quy định trong hợp đồng".
Theo Hãng tin Reuters, cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã khuyến cáo các nhà cung cấp năng lượng Đức không nên thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Trong khi đó, một cố vấn kinh tế cấp cao của Chính phủ Ý nói nước này sẽ tiếp tục thanh toán cho Nga bằng đồng euro.
Tuần trước, Mỹ nói đang làm việc để cung cấp 15 tỉ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay.
Theo Reuters, xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU năm 2021 là khoảng 155 tỉ mét khối.
Theo Tuoi Tre
#khí đốt #Nga-EU #đồng rúp
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022