Vietnews.ru
Kinh tế

Khí đốt đường ống và LNG của Nga cạnh tranh nhau thị phần châu Á

19/04/2021 (Đọc 7 phút)


Khí đốt đường ống và LNG của Nga cạnh tranh nhau thị phần châu Á ( Kỳ I)

Có thể thấy rằng, nhiên liệu LNG và khí đốt đường ống của Nga đang phát triển ở các nước Đông Á. Năm 2020, Trung Quốc ghi nhận khối lượng nhập khẩu LNG lớn nhất châu Á với 67,4 triệu tấn, tăng hơn 11,1% so với năm 2019. Đồng thời, quốc gia này giảm nhập khẩu khí đường ống xuống còn 34,5 triệu tấn (năm 2019 là 36,3 triệu tấn). Ví dụ của Trung quốc cho thấy rõ mức độ phổ biến của nhiên liệu LNG ở châu Á. Vậy các nước Đông Á bày tỏ sự quan tâm như thế nào đến nguồn cung khí đốt đường ống và LNG của Nga?

Khí đốt đường ống

Trong năm 2020, Gazprom đã cung cấp 3,5 tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống Power of Siberia. Khối lượng này không chỉ ít hơn so với khối lượng hợp đồng (5 tỷ m3), mà còn thấp hơn mức quy định của điều khoản take-or-pay (4,25 tỷ m3). Để so sánh, trong năm 2020, hơn 39 tỷ m3 khí đốt từ Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan đã được vận chuyển qua đường ống “Trung Á - Trung Quốc”. Hầu hết nguồn cung khí đốt này xuất phát từ Turkmenistan. Trước đó, vào năm 2019, quốc gia này đã xuất khẩu 33,2 tỷ m3 khí đốt sang Trung Quốc (Uzbekistan là 10 tỷ m3 và Kazakhstan là 7,1 tỷ m3).

Tuy nhiên, tình hình có thể sớm thay đổi đáng kể khi Gazprom dự kiến sẽ tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt qua đường ống Power of Siberia vào năm 2021. Thông tin này trùng với thông báo của công ty đường ống PipeChina khi đại diện của hãng (01/2021) cho biết, lượng khí đốt qua Power of Siberia trong năm nay sẽ đạt 10 tỷ m3, đến năm 2022 là 15 tỷ m3 và cuối cùng, đường ống sẽ đạt công suất vận chuyển khí tốt đa là 38 tỷ m3/năm.

Các nhà cung cấp khí đường ống khác cho Trung Quốc đều cho thấy sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu nhất định từ quý II/2020. Nguồn cung từ Uzbekistan sang Trung Quốc giảm 36%, từ Kazakhstan giảm 21%, từ Turkmenistan giảm 18%. Ngay cả Myanmar cũng đã cắt giảm 14% sản lượng khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc. Thậm chí một số nhà cung cấp dự kiến sẽ cắt giảm hơn nữa. Ví dụ, giới lãnh đạo Uzbekistan đã nhiều lần tuyên bố rằng, nước này sẽ giảm xuất khẩu khí đốt xuống mức 0 trong thập kỷ này để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của thị trường nội địa. Trong khuôn khổ mục tiêu này, công ty Uzbekneftegaz đang đầu tư vào hai dự án chế biến khí đốt lớn là dự án Oltin Yol GTL và mở rộng tổ hợp hóa khí Shurtan.

Tại Kazakhstan, tình hình cũng có phần tương tự. Công ty TengizChevroil International Partnership sẽ hoàn thành dự án mở rộng phát triển mỏ dầu Tengiz vào năm 2023. Để tăng khả năng thu hồi dầu, một lượng lớn khí đốt xuất khẩu sẽ được chuyển sang phục vụ khai thác dầu. Hơn nữa, nguồn khí từ mỏ Tengiz sẽ sớm được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho tổ hợp hóa khí Atyrau. Ngoài ra, giới lãnh đạo Kazakhstan có kế hoạch khí hóa các vùng lãnh thổ miền trung và miền bắc nước này. Những điều này có thể làm giảm nghiêm trọng nguồn cung khí đốt cho Trung Quốc.

Trong trường hợp của Myanmar - quốc gia có đường ống dẫn khí sang Trung Quốc đốt với công suất tối đa 12 tỷ m3/năm, sản lượng khí xuất khẩu sang Trung Quốc được dự báo sẽ không tăng. Hơn nữa, với sự kiện đảo chính quân sự diễn ra thời gian gần đây tại Myanmar, Chính phủ Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ đường ống hơn là gia tăng tiềm năng nhập khẩu khí đốt từ quốc gia này.

Do đó, đối thủ lớn nhất của Nga tại thị trường khí đốt Trung Quốc là Turkmenistan khi quốc gia này không có ý định giảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Vào tháng 01/2021, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimuhamedov cho biết, việc hoàn thành trạm nén khí mới trị giá 192 triệu USD và mỏ khí Galkynysh được đưa vào vận hành giúp nước này có thể tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc trong tương lai.

Tuy nhiên, phía Nga có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh với nhà cung cấp Trung Á. Đó là lợi thế về giá. Trong quý II/2020, chi phí khí đốt từ đường ống Power of Siberia cho Trung Quốc là 183 USD/1000 m3. Con số này thấp hơn đáng kể so với giá khí đốt của Uzbekistan là 227 USD/1000 m3 và thấp hơn nhiều so với giá khí đốt của Myanmar là 365 USD/1000 m3. Ngay cả Uzbekistan (giá 212 USD/1000m3) và Kazakhstan (194 USD/1000m3) cũng không thể đưa ra được các điều khoản tốt hơn. Trong quý III/2020, giá khí đốt của Nga đã giảm xuống 144 USD/1000m3 và trong quý IV/2020 giảm còn 126 USD/1000m3. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2021, khí đốt đường ống của Nga cung cấp cho Trung Quốc có giá 118,5 USD/1000m3.

Tuy nhiên, giá khí có thể thay đổi phần nào trong tương lai vì chi phí khí đốt từ Power of Siberia theo hợp đồng giữa Gazprom và CNPC gắn với giá dầu nhiên liệu và giá dầu thô với độ trễ 9 tháng. Tuy nhiên, việc giá khí neo theo giá dầu không phải là yếu tố duy nhất khiến giá khí đốt của Nga trở nên hấp dẫn. Đòn bẩy hậu cần cũng đóng vai trò quan trọng. Chi phí vận chuyển khí đốt của các nhà cung cấp Trung Á từ Khu tự trị Tân Cương đến các tỉnh duyên hải miền đông của Trung Quốc là khoảng 3 USD/1 MMBTU. Trong khi đó, chi phí xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc thấp hơn. Do đó, ngay cả khi giá khí đốt của Turkmenistan xuất sang Trung Quốc bằng với giá khí của Nga hoặc thậm chí rẻ hơn một chút thì các cơ sở tài nguyên khí đốt từ Nga vẫn có lãi khi cung cấp cho các thành phố lớn của nước này. Bên cạnh đó, việc giao hàng từ Nga đến Trung Quốc cũng đáng tin cậy hơn vì đường ống Power of Siberia vận chuyển khí đốt trực tiếp cho Trung Quốc, không phải trung chuyển qua quốc gia nào, và quan trọng hơn là đường ống không đi qua khu vực “nóng” Tân Cương. Có thể cho rằng, nguồn cung khí đốt từ Nga cho Trung Quốc là một “hậu phương hydrocarbon an toàn”, tương tự như nguồn cung hydrocarbon từ Canada đến thị trường Mỹ và từ Na Uy đến Liên minh châu u (EU).

Giới chuyên gia Nga cũng cho rằng, ngoài thị trường Trung Quốc thì nguồn cung khí đốt đường ống của Nga chưa có khả năng vươn tới các thị trường khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đã có những đề xuất từ các chính trị gia và doanh nghiệp về việc xây dựng đường ống dẫn khí từ Nga đến Hàn Quốc. Tuy nhiên, vì lý do kỹ thuật và chính trị (phải đi qua Triều Tiên) nên đề xuất này không được thông qua. Cũng có đề xuất về việc xây dựng đường ống dẫn khí từ Nga đến Nhật Bản song không khả thi vì Chính phủ Nhật Bản tập trung vào nhập khẩu LNG. Nhìn chung, các quốc gia ở Đông Á và cả Đông Nam Á đang có xu hướng tăng nhập khẩu nhiên liệu LNG. Ngay cả ở Trung Quốc, khí đốt đường ống của Nga có thể sẽ cạnh tranh khách quan với nguồn cung LNG của chính mình.

Theo petrotimes.vn


Tags: Khí đốt đường ống và LNG của Nga cạnh tranh nhau thị phần châu Á
#khí đốt #LNG


TIN LIÊN QUAN

Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.

Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Kinh tế,

28/04/2022

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.

Kinh tế,

27/04/2022

Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.

Kinh tế,

26/04/2022

Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.

Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế,

26/04/2022

Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.

Kinh tế,

24/04/2022

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022