Nga cảnh báo hậu quả khi Đức ngừng dự án Nord Stream 2
Nga nói quan hệ Moskva - Berlin có thể tổn hại nghiêm trọng và giá khí đốt sẽ tăng vọt sau khi Đức đình chỉ dự án khí đốt.
"Quyết định đình chỉ dự án Nord Stream 2 sẽ gây tổn hại không thể đảo ngược với quan hệ Nga - Đức, vốn xấu đi những năm gần đây do lỗi lầm không nằm về phía chúng tôi. Đức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những hậu quả do hành động phi pháp này gây nên, nó cũng đặt dấu hỏi về danh tiếng đối tác kinh tế đáng tin cậy của nước này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm nay.
Quan chức ngoại giao Nga gọi quyết định của Berlin là "không thể chấp nhận và không xứng đáng với những chuẩn mực trong luật thương mại quốc tế", thêm rằng các nhà đầu tư vào dự án có quyền khởi kiện giới chức Đức ra tòa trọng tài quốc tế nhằm yêu cầu bồi thường.
Bà Zakharova cũng cảnh báo hậu quả kinh tế từ quyết định của Đức. "Triển khai kịp thời đường ống này phục vụ lợi ích của cả Nga và châu Âu. Tuy nhiên, điều này sẽ không diễn ra trong tương lai gần, vì dự án đã trở thành con tin cho những âm mưu chính trị. Có thể thấy rằng hậu quả không thể tránh khỏi là giá khí đốt tăng vọt tại thị trường châu Âu", quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Đức thực hiện những bước đi nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào Nga, trong đó có công bố đơn hàng 1,5 tỷ euro (1,7 tỷ USD) để mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) không bắt nguồn từ Nga và trì hoãn kế hoạch từ bỏ nhiệt điện.
"Sự thực dụng phải đứng trên mọi cam kết chính trị. Cần bảo đảm nguồn cung năng lượng", Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho hay, đề cập đến nỗi lo mất điện và cắt giảm khí đốt để sưởi ấm trong mùa đông.
Phát biểu của Bộ trưởng Habeck là dấu hiệu mới nhất cho thấy chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đang tác động đến kế hoạch chuyển sang phát thải carbon trung tính của Đức, buộc Berlin xem xét lại kế hoạch từ bỏ nguồn năng lượng hạt nhân và than.
Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Đức, chiếm 38% nguồn cung của nước này. Than và khí đốt chiếm 43% tổng sản lượng năng lượng của Đức trong năm 2021.
Nord Stream 2, đường ống dài 1.230 km dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic mà không qua ngả Ukraine hay Ba Lan, bắt đầu được xây dựng từ năm 2018 và hoàn thành năm ngoái, dự kiến tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt từ Nga sang Đức lên 110 tỷ m3 mỗi năm.
Dự án này sẽ cung cấp giải pháp thay thế cho hệ thống đường ống cũ kỹ qua Ukraine, đồng thời giúp Nga hạ giá khí đốt nhờ tiết kiệm được chi phí vận chuyển phải trả cho Ukraine. Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cho hay Nord Stream 2 sẽ giúp họ đáp ứng nhu cầu khí đốt giá phải chăng ngày càng tăng của châu Âu, trong khi châu Âu là thị trường rất quan trọng của Gazprom.
Nord Stream 2 lâu nay được phương Tây coi là "quân bài" quan trọng giữa căng thẳng ngày càng dữ dội với Nga về Ukraine. Quá trình xây dựng đường ống đã hoàn tất, nhưng các nhà quản lý tại Đức chưa phê duyệt để đưa vào hoạt động.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 22/2 cho biết đã yêu cầu cơ quan quản lý của Đức đình chỉ quá trình xem xét dự án Nord Stream 2. Một ngày sau, Tổng thống Mỹ Joe Biden áp lệnh trừng phạt công ty Nord Stream 2 AG và quan chức doanh nghiệp để đáp trả động thái Nga tăng áp lực quân sự với Ukraine.
Vũ Anh (Theo Reuters)
TIN LIÊN QUAN
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022