Nga: Chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý cho đầu tư dầu khí ở Bắc Cực
Những bất đồng xoay quanh dự luật tự do hóa quyền tiếp cận của các nhà đầu tư vào thềm Bắc Cực đã được giải quyết, song vẫn tồn đọng những vấn đề gây tranh cãi từ phía Cơ quan chống độc quyền (FAS) và Bộ Năng lượng Liên bang Nga.
Ông Yuri Trutnev - Phó Thủ tướng Liên bang Nga cho biết, liên quan đến tỷ lệ góp cổ phần đầu tư với các nhà đầu tư khi khai thác trên thềm Bắc Cực, Bộ Năng lượng Nga ủng hộ việc duy trì 50% cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước chứ không phải 25% theo dự luật. Ông nhấn mạnh rằng tình kinh tế vĩ mô hiện nay đang bất lợi cho sự phát triển của thềm lục địa nên việc áp dụng các luật mới, mở ra cánh cửa thu hút các nhà đầu tư phát triển vào các dự án trên thềm lãnh thổ Liên bang Nga, sẽ góp phần mang lại lợi ích lớn cho đất nước.
Trước đó, Bộ Phát triển Viễn Đông đã đề xuất tự do hóa tiếp cận thềm Bắc Cực và Thái Bình Dương từ năm 2021, trong đó cho phép các nhà đầu tư tư nhân nhận được một số lượng không giới hạn các lô khai thác với điều kiện phải cung cấp bảo lãnh tài chính. Đồng thời, Quỹ Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực được trao quyền thu hút các nhà đầu tư như tổ chức các cuộc đàm phán nhằm thành lập một tập đoàn các nhà đầu tư hoặc tiến hành tổ chức đấu giá trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thành lập như mong muốn.
Dự kiến, ít nhất 25,1% cổ phần trong tập đoàn sẽ được giao cho một đại diện của Liên bang Nga và tỷ lệ này sẽ tăng lên 35,1% nếu đại diện đó phát hiện ra mỏ có trữ lượng hơn 1,4 tỷ tấn dầu. Bên cạnh đó, một ủy ban chính phủ để phát triển các hoạt động, điều phối thực hiện dự án trên thềm Bắc Cực cũng sẽ được lên kế hoạch thành lập trong tương lai.
Theo Petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022