Vietnews.ru
Kinh tế

Nga đầu tư lớn, phá vỡ thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc

15/08/2020 (Đọc 4 phút)


Chính phủ Nga đang lên kế hoạch đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào khai thác đất hiếm, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Đầu những năm 90, phần lớn kim loại đất hiếm trên thế giới được khai thác tại mỏ Mountain Pass ở Mỹ. Nhưng sau đó, người ta phát hiện trữ lượng lớn nhất thế giới của tài nguyên quý hiếm này nằm ở Trung Quốc, lên tới 37%.

Trung Quốc đến nay vẫn thống trị nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Ảnh: Getty

Hiện tại, Trung Quốc kiểm soát phần lớn thị trường khai thác và chế biến kim loại đất hiếm trên toàn cầu, chiếm 63% tổng nguồn cung.

Tuy nhiên, nước Nga mới đây đã tuyên bố đang phát triển một chiến lược nguyên liệu mới, nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc cung cấp nguyên liệu thô từ Trung Quốc, trong đó có kế hoạch khai thác đất hiếm lên tới 1,5 tỷ USD.

Tính đến nay, Nga đang sở hữu trữ lượng 12 triệu tấn đất hiếm, chiếm 10% tổng trữ lượng toàn cầu và chính phủ nước này cũng tuyên bố luôn sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ khoản đầu tư nước ngoài nào.

Trong bối cảnh thiếu những nhà đầu tư tiềm năng của Nga, Moscow đang nhiệt tình mời các nhà đầu tư Ấn Độ khai thác đất hiếm ở Viễn Đông. Ảnh: Reuters

Alexei Besprozvannykh, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga - cho biết, Nga đang giảm thuế khai thác và các khoản vay rẻ hơn cho các nhà đầu tư trong danh sách 11 dự án được thiết kế để tăng tỷ trọng sản lượng đất hiếm toàn cầu của Nga lên 10% vào năm 2030, từ mức 1,3% như hiện nay.

Ông nói, các dự án của Nga sẽ đòi hỏi vốn đầu tư ít nhất 1,5 tỷ USD.

Thứ trưởng Besprozvannykh nhận định: “Trung Quốc sẽ giữ vị trí thống trị thị trường của mình, nhưng mục tiêu tối thiểu mà nước Nga cần đạt được phải đứng sau Trung Quốc vào năm 2030 ”.

Cho đến nay, việc xử lý đất hiếm hầu như do Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn, ngoại trừ một nhà máy ở Malaysia, do Australia’s Lynas Corp điều hành, và Mỹ đang phục hồi sản xuất.

Thứ trưởng cho biết, 11 dự án khai thác, bao gồm phát triển mỏ Tomtor ở vùng viễn đông của Nga, sẽ cho phép Nga gần như tự cung cấp nguyên tố đất hiếm và bắt đầu xuất khẩu vào năm 2026.

Ông còn phát biểu thêm rằng, đến năm 2024, sản lượng tinh quặng đất hiếm của Nga có thể đạt 7.000 tấn một năm. Trước đó, vào năm 2019, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính sản lượng của Nga đang đạt mức 2.700 tấn.

Tỷ lệ sản lượng đất hiếm toàn cầu năm 2018. Ảnh: Reuters

Đất hiếm là khoáng sản quan trọng đối với việc sản xuất điện thoại thông minh, tên lửa, pin... dành cho các thiết bị điện và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Mỹ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu kim loại và hợp chất đất hiếm. Trung Quốc trong khi đó vẫn là nguồn cung lớn nhất cho Mỹ, chiếm tới 80%, dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cho biết.

Với vị thế độc quyền đất hiếm như hiện nay, đây luôn được coi là một quân bài đáng gờm đối với các nước trên thế giới khi có ý định đối đầu với Trung Quốc.

Năm 2010, sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), Trung Quốc đã giảm nguồn cung đất hiếm cho Tokyo. Nhật Bản buộc phải chuyển sang nhập khẩu từ công ty Lynas. Năm 2011, Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản cùng với Tập đoàn Dầu khí và Kim loại quốc gia Nhật Bản đã hỗ trợ 250 triệu USD để giúp Lynas thúc đẩy sản xuất, đổi lại Lynas cam kết ổn định nguồn cung đất hiếm cho Nhật Bản. Nhật Bản mất một thập niên để giảm dần phụ thuộc đất hiếm vào Trung Quốc và Mỹ cũng không phải ngoại lệ.

Theo Dân Trí


Tags: đầu tư, đất hiếm,
#đầu tư #đất hiếm


TIN LIÊN QUAN

Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.

Kinh tế,

08/05/2022

Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.

Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.

Kinh tế,

05/05/2022

Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.

Kinh tế,

05/05/2022

Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.

Kinh tế,

05/05/2022

Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.

Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.

Kinh tế,

04/05/2022

Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.

Kinh tế,

03/05/2022

Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.

Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Kinh tế,

28/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022