Nga sẽ đưa xuất khẩu năng lượng ‘hướng Đông’, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu dầu khí
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/4 tuyên bố sẽ chú trọng xuất khẩu năng lượng sang hướng Đông trong lúc châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Nga, tuyên bố nước này sẽ chú trọng xuất khẩu năng lượng sang hướng Đông, trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu khí của Nga.
Phát biểu tại cuộc họp chính phủ được phát trên truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: “Điều đáng ngạc nhiên là các đối tác từ các quốc gia không thân thiện thừa nhận rằng họ sẽ không thể làm gì nếu không có các nguồn năng lượng của Nga, chẳng hạn như không có khí đốt tự nhiên.”
Ông cho rằng hiện không có nguồn cung khí đốt thay thế hợp lý cho khí đốt của Nga ở châu Âu hiện nay. Động thái của các nước châu Âu ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga là nguyên nhân gây bất ổn thị trường, đẩy giá năng lượng tăng cao. Theo ông, nỗ lực của phương Tây sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga cần bắt tay xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho các nước châu Á. Ông nêu rõ: “Chúng ta cần đa dạng hoá xuất khẩu, từng bước chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường đang phát triển nhanh ở phía Nam và phía Đông”.
Cũng theo Tổng thống Putin, Nga cần tìm phương án thay thế cho hoạt động nhập khẩu thiết bị phục vụ hoạt động khai thác, sản xuất dầu mỏ và khí đốt. Ông cũng dự đoán vai trò của đồng nội tệ Ruble trong các hợp đồng thương mại sẽ tăng lên, vào lúc Nga đã yêu cầu bên mua khí đốt thanh toán bằng đồng Ruble.
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra trong bối cảnh phương Tây áp các lệnh cấm vận và hạn chế nhập khẩu năng lượng của Nga như một phần trong các biện pháp trừng phạt lớn hơn nhằm gạt nền kinh tế nước này khỏi hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu vì “chiến dịch quân sự đặc biệt” của nước này tại Ukraine.
Hiện Mỹ đã áp lệnh cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản áp lệnh cấm nhập khẩu than đá.
Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Nga cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc vào nguồn cung này.
Phát biểu tại cuộc họp chính phủ được phát trên truyền hình, Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Điều đáng ngạc nhiên là các đối tác từ các quốc gia không thân thiện thừa nhận rằng họ sẽ không thể làm gì nếu không có các nguồn năng lượng của Nga, chẳng hạn như không có khí đốt tự nhiên". Ông cho rằng hiện không có nguồn cung khí đốt thay thế hợp lý cho khí đốt của Nga ở châu Âu hiện nay và động thái của các nước châu Âu ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga là nguyên nhân gây bất ổn thị trường và đẩy giá năng lượng tăng cao. Ông cũng cho rằng nỗ lực này của phương Tây chắc chắn sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga cần bắt tay vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho các nước châu Á. Ông nêu rõ: "Chúng ta cần đa dạng hoá xuất khẩu, từng bước chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường đang phát triển nhanh ở phía Nam và phía Đông". Cũng theo Tổng thống Putin, Nga cần tìm phương án thay thế cho hoạt động nhập khẩu thiết bị phục vụ hoạt động khai thác, sản xuất dầu mỏ và khí đốt. Ông cũng dự đoán vai trò của đồng nội tệ ruble trong các hợp đồng thương mại sẽ tăng lên, trong bối cảnh Nga đã yêu cầu bên mua khí đốt thanh toán bằng đồng ruble.
Những tuyên bố trên được Tổng thống Putin đưa ra trong bối cảnh phương Tây áp các lệnh cấm vận và hạn chế nhập khẩu năng lượng của Nga như một phần trong các biện pháp trừng phạt rộng lớn hơn nhằm gạt nền kinh tế nước này khỏi hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu liên quan tới chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraine. Mỹ áp lệnh cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản áp lệnh cấm nhập khẩu than đá.
Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu. Nga cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này.
Theo TTXVN
#xuất nhập khẩu #dầu khí
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022