Vietnews.ru
Kinh tế

Nhật không rút khỏi dự án khí đốt với Nga

01/04/2022 (Đọc 4 phút)


Thủ tướng Nhật tuyên bố sẽ tiếp tục dự án khí đốt Sakhalin-2 chung với Nga, do lo ngại hậu quả kinh tế lâu dài nếu rút khỏi thỏa thuận này.

"Sakhalin-2 là dự án cực kỳ quan trọng về mặt an ninh năng lượng, bởi nó góp phần tạo ra nguồn cung khí đốt hóa lỏng (LNG) giá rẻ, ổn định và lâu dài", Thủ tướng Nhật Fumio Kishida ngày 31/3 tuyên bố trong phiên họp quốc hội nước này, khi thông báo sẽ tiếp tục xúc tiến dự án với Nga.

Tuyên bố không rút khỏi dự án Sakhalin-2 được Thủ tướng Kishida đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh tăng cường sức ép trừng phạt với Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine, trong đó có nỗ lực giảm phụ thuộc vào dầu khí Nga.

Sakhalin-2 là một trong những dự án dầu khí tích hợp, định hướng xuất khẩu lớn nhất thế giới, cũng như dự án LNG ngoài khơi đầu tiên của Nga. Tập đoàn Mitsui của Nhật Bản nắm giữ 12,5% cổ phần trong dự án này, tập đoàn Mitsubishi có 10%. Trong khi đó, tập đoàn Gazprom của Nga nắm 50% cổ phần dự án Sakhalin-2.

Tàu vận chuyển LNG của Nhật Bản neo đậu gần đảo Sakhalin tháng 2/2009. Ảnh: Reuters.

Thông báo của Thủ tướng Kishida được cho là một thắng lợi của Bộ Thương mại Nhật Bản trong chính sách năng lượng, đồng thời xoa dịu các doanh nghiệp đầu tư của nước này sở hữu cổ phần tại Sakhalin-2 và các dự án khác ở Nga.

Nhật Bản phụ thuộc lớn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, một phần do nhiều lò phản ứng hạt nhân của nước này đã ngừng hoạt động kể từ sự cố hạt nhân tại Fukushima hồi 2011.

Dù khẳng định không rút khỏi dự án Sakhalin-2, Thủ tướng Kishida cam kết sẽ nỗ lực phối hợp với nhóm G7 để giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga.

Trong hơn một thập kỷ, Nhật Bản đã sử dụng khí đốt của Nga nhằm giảm phụ thuộc vào dầu mỏ ở Trung Đông. Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, Nga cung cấp 3,6% dầu thô và 8,8% LNG tại nước này năm 2021.

Dù chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng sản lượng nhập khẩu LNG tại Nhật, khí đốt của Nga có giá rất thấp so với mặt bằng chung trên thị trường giao ngay. Nhiều công ty điện và khí đốt của Nhật cũng sử dụng LNG từ Nga. LNG chiếm 1/4 tổng năng lượng hỗn hợp tại Nhật và tạo ra 36% điện năng của đất nước.

Theo đại diện cơ quan năng lượng, Nhật Bản sẽ phải chi thêm 3.000 tỷ yen (25 tỷ USD) trong trường hợp nước này buộc phải thay thế LNG của Nga bằng khí đốt trên thị trường giao ngay.

"Ngay cả khi nguồn cung được đảm bảo, giá khí đốt sẽ tăng rất mạnh", Ken Koyama, giám đốc cấp cao tại Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản, khẳng định. Giới chức Nhật Bản cho biết lo ngại lớn nhất nếu rút khỏi dự án Sakhalin-2 là nước này sẽ mất quyền khai thác khí đốt từ đảo Sakhalin, đe dọa mục tiêu độc lập năng lượng.

Cho đến nay, các nước G7 chỉ đồng ý giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga thay vì ngừng mua năng lượng ngay lập tức. Giới chức Đức ngày 25/3 đã công bố kế hoạch cắt giảm khoảng 1/3 lượng khí đốt từ Nga, song vẫn cảnh báo hậu quả nặng nề nếu lập tức áp lệnh cấm vận dầu khí với nước này.

Theo VnExpress


Tags: Nhật không rút khỏi dự án khí đốt với Nga
#khí đốt #Nga-Nhật


TIN LIÊN QUAN

Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.

Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Kinh tế,

28/04/2022

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.

Kinh tế,

27/04/2022

Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.

Kinh tế,

26/04/2022

Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.

Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế,

26/04/2022

Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.

Kinh tế,

24/04/2022

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022