Việt Nam sẽ không hưởng ưu đãi thuế GSP của Liên minh kinh tế Á – Âu từ tháng 10/2021
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, kể từ ngày 12/10/2021, Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi thuế quan thống nhất (GSP) của Liên minh kinh tế Á – Âu.
Tại Công điện số 157/SQVN-21 ngày 13/5/2021 của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga thông báo về việc Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU, gồm 5 nước: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã điều chỉnh danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP của Liên minh.
Theo Quyết định số 17 ngày 5/3/2021 của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á - Âu, 75 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, và 2 nước kém phát triển sẽ bị loại ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP từ ngày 12/10/2021. GSP là ưu đãi về thuế quan nhập khẩu mà EAEU đơn phương dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đối với Việt Nam, ưu đãi này đã có thể dừng ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU có hiệu lực. Tuy nhiên, EAEU đã thể hiện thiện chí bằng việc cho Việt Nam tiếp tục hưởng GSP thêm 5 năm, kể khi Hiệp định VN-EAEU FTA có hiệu lực vào năm 2016. Ngoài Việt Nam, EAEU còn loại trừ một số nước khác khỏi danh sách này như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Brunei… Việc thay đổi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/10/2021.
Sự thay đổi này dự kiến sẽ có tác động đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa đang được hưởng ưu đãi GSP sang thị trường các nước EAEU, đặc biệt là thị trường Nga. Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch xuất khẩu hàng hóa của mình sang khu vực EAEU.
Bên cạnh đó, cần tìm hiểu về mức thuế ưu đãi và quy tắc xuất xứ tương ứng để tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU thay thế cho cơ chế GSP sẽ chấm dứt trong thời gian tới.
Thống kê cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch thương mại giữa EAEU và các đối tác thương mại chính đã giảm đáng kể. Đặc biệt, thương mại song phương Việt Nam - EAEU năm 2020 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EAEU đạt khoảng 3,1 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2019, nhập khẩu từ EAEU khoảng 2,1 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2019.
Đáng lưu ý, trong EAEU, quan hệ thương mại của Việt Nam với Liên bang Nga hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 93,7%. Tuy nhiên, quan hệ song phương của Việt nam với 4 nước thành viên còn lại khá khiêm tốn như thương mại song phương Việt Nam với Cộng hòa Kazakhstan chiếm 4,6%, Cộng hòa Belarus chiếm khoảng 1,4%, Armenia và Kyrgystan là khoảng 0,12%.
Theo congthuong.vn
TIN LIÊN QUAN
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022