6 vụ lật đổ ngai vàng tàn khốc trong lịch sử Nga
Các cuộc tranh giành ngai vàng trong các triều đại Nga thường rất tàn khốc. Những người bị lật đổ có kết cục bi thảm.
(Thời gian nêu trong bài này sử dụng lịch cũ Nga)
1- Fyodor II bị siết cổ đến chết
Khi Sa hoàng Ivan Bạo chúa qua đời vào năm 1584, ông chỉ để lại một người thừa kế ngai vàng. Người này hơi kém về trí tuệ và mềm yếu về tính cách, thiếu năng lực cai quản đất nước.
Quyền lực đã rơi vào tay quan nhiếp chính Boris Godunov, người đã trở thành Sa hoàng trên thực tế.
Rút kinh nghiệm từ bài học của Sa hoàng quá cố không để lại người thừa kế có năng lực, Godunov đầu tư vào dạy dỗ con trai mình và truyền cho cậu kinh nghiệm quản lý quốc gia.
Khi Godnunov băng hà vào năm 1605, người con trai Fyodor 16 tuổi lên ngôi kế vị ông.
Thế nhưng, dù Godunov đã nỗ lực bồi dưỡng Fyodor ở mức tối đa, vị quân vương trẻ tuổi này cai quản nước Nga trong một môi trường đầy rẫy sự phản bội. Kết quả, ông chỉ nắm ngôi báu có hơn 1 tháng. Ngay sau đó, nước Nga rơi vào tình trạng bất ổn chính trị mà sử sách gọi là "Thời kỳ Đại loạn".
Một kẻ mạo danh là Sa hoàng với cái tên Dmitry I [Giả hiệu] xuất hiện ở Moscow và lật đổ Fyodor II với cái cớ ông ta là người con trai còn sống của Ivan Bạo chúa. Vị quân vương 16 tuổi vừa bị lật đổ đã bị bóp cổ đến chết cùng với mẹ mình. Thi thể của ông bị đem trưng bày ở nơi công cộng cho dân chúng xem.
2- Đến lượt kẻ mạo danh bị giết
Lẽ tự nhiên, kẻ tiếm ngôi ở Nga sẽ có nhiều kẻ thù trong nhóm có quyền lực. Hỗn loạn trên phố phường Mosow do các lễ hội linh đình thái quá đã vượt ra ngoài kiểm soát trong lễ cưới của Dmitry I với một nữ quý tộc Ba Lan. Tình trạng hỗn loạn đó đã trở thành cơ hội quý báu cho những kẻ bất mãn với tình hình lúc đó tiến hành đảo chính lật đổ vị Sa hoàng mới mà họ tin là phi pháp.
Vào ngày 17/5/1606, một đám đông quý tộc boyar và dân thường có vũ trang đã đột kích vào Quảng trường Đỏ và các buồng của vị Sa hoàng phi pháp. Dmitry I hoảng loạn tìm cách trốn chạy và nhảy qua cửa sổ căn buồng của mình xuống thẳng vỉa hè bên dưới và bị thương nặng. Đám đông tóm được vị quân vương này và đâm liên tiếp ông ta đến chết. Họ kéo thi thể Dmitry I tới Quảng trường Đỏ, lột bỏ quần áo của ông ta, cắm một cái ống vào miệng ông ta và đặt một mặt nạ lên ngực ông.
Người dân Moscow nhạo báng thi thể của Dmitry I trong 2 ngày rồi lôi ông ta đi chôn ở phía sau các cánh cổng Serpukhov ở nghĩa trang cũ.
Khi có tin đồn về những điều kỳ diệu đối với ngôi mộ của Dmitry I lan truyền, người ta đã khai quật thi thể ông ta, đốt thành tro rồi trộn vào thuốc súng và đem bắn bằng đại bác.
3- Ivan Dmitriyevich bị treo cổ khi mới 3 tuổi
Vào ngày 16/12/1614, một đao phủ đặt dây thừng quanh cổ một cậu bé mới 3 tuổi. Một lát sau đó, cậu bé bị treo lơ lửng trên không trung.
Người đương thời cho rằng dây thừng không siết vào cổ cậu bé vì cậu không đủ nặng. Do vậy, cậu bé được cho đã tử vong do mất nhiệt vài tiếng sau đó (tháng 12 là thời kỳ mùa đông lạnh giá ở Nga).
Số phận bi thảm này của cậu bé 3 tuổi bắt nguồn từ nỗ lực của mẹ cậu - người phối ngẫu của 2 kẻ giả danh bất hợp pháp và một kẻ tham gia chủ động trong nhiều vụ khủng hoảng chính trị Thời kỳ Đại loạn ở Nga, để lập Ivan thành người thừa kế hợp pháp, bất chấp việc Michael I mới đây được bầu vào ngai vàng Nga và việc nhà Romanov được lập ra.
4- Ivan VI bị tù chung thân khi mới 1 tuổi và bị giết sau đó khi ở trong tù
Khi Elizabeth - con gái thứ 2 của Pi-e Đại đế, nắm ngai vàng trong một cuộc đảo chính, bà phế truất vị hoàng đế Nga trẻ nhất. Ivan VI mất ngôi vua khi mới 1 tuổi.
Đứa trẻ xấu số bị gửi ra ngoài thủ đô và dành phần còn lại của đời mình trong sự giam cầm với mối đe dọa thường trực bị giết khi các lính canh được lệnh phải ra tay với cậu bé ngay tại chỗ nếu phát hiện âm mưu hoặc lời kêu gọi giải cứu cậu bé.
Ivan VI bị tước bỏ danh tính và khả năng giao lưu với xã hội. Cậu thậm chí còn mất cả tên. Ngay các lính canh cũng bị cấm nói chuyện với "kẻ vô danh" như cách họ gọi cậu bé khi ấy.
Nỗi đau khổ và cuộc đời của Ivan đột ngột chấm dứt vào ngày 5/7/1764 khi một viên sĩ quan trong quân đội Đế chế Nga biết được danh tính thật của tù nhân đặc biệt này và cố gắng giải cứu vị hoàng đế bị lật đổ và khôi phục quyền lực cho cậu. Các lính gác tại pháo đài Shlisselburg liền hành động theo chỉ dẫn tàn độc mà họ nhận được từ trước đó và kết liễu vị vua trẻ tuổi ngay khi họ biết âm mưu khôi phục quyền bính cho cậu.
5- Pavel I bị đánh đập và siết cổ ngay trong phòng ngủ
Vào đêm 11 rạng ngày 12/3/1801, các cánh cửa dẫn tới phòng ngủ của Hoàng đế Nga tại lâu đài Mikhailovsky ở Saint Petersburg bật mở. 12 kẻ mưu phản xông vào. Tức tối trước việc Sa hoàng từ chối thoái vị, họ tấn công ông, đánh đập và thắt cổ vị hoàng đế này đến chết.
6- Alexander II bị ám sát bằng bom
Các phần tử nổi dậy cố gắng sát hại Hoàng đế Nga Alexander II tới 11 lần trong thời kỳ ông trị vì. Họ sử dụng súng ngắn, súng lục ổ xoay, thuốc nổ và lựu đạn. Vị hoàng đế này may mắn thoát được tất cả các viên đạn và cả các vụ nổ, trừ một lần.
Sau 10 lần ám sát bất thành bằng các vũ khí khác nhau, các phần tử hội kín quyết định lựa chọn loại bom có thể quăng vào xe ngựa chở Hoàng đế.
Vào ngày 1/3/1881, một thành viên của tổ chức ngầm Narodnaya Volya (Dân ý) quăng một trái bom vào xe ngựa của Hoàng đế. Thật khó tin, lần này Alexander II vẫn sống sót. Tuy nhiên, ông lại muốn nói chuyện với kẻ tấn công mình vừa bị bắt giữ. Ông không rời ngay khỏi hiện trường và tự làm lộ mình cho một kẻ đồng phạm khác tấn công ông tiếp.
Thành viên thứ 2 của tổ chức Narodnaya Volya liền quăng bom vào chân của Hoàng đế. Bom phát nổ làm tử thương cả 2 người. Chân của Alexander II bị xé nát. Ông được đưa tới Cung điện mùa Đông trong trạng thái vô vọng, mất nhiều máu và lìa đời vài phút sau đó./.
Theo: vov.vn
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/6-vu-lat-do-ngai-vang-tan-khoc-trong-lich-su-nga-post960140.vovTIN LIÊN QUAN
Các cuộc tranh giành ngai vàng trong các triều đại Nga thường rất tàn khốc. Những người bị lật đổ có kết cục bi thảm.
31/07/2022
Trong lịch sử Nga, có rất nhiều danh tướng được nhà thờ Chính thống giáo Nga phong thánh nhờ đóng góp cho đất nước. Nhưng chỉ có duy nhất một Đô đốc hải quân nhận được vinh dự này.
03/07/2022
Hoàng đế Pháp Napoleon, với tham vọng kiểm soát hoàn toàn châu Âu, đã thống lĩnh 600.000 quân chinh phạt đế quốc Nga năm 1812. Cuộc chiến chỉ kéo dài chưa đầy 6 tháng, nhưng gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên.
20/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021