Vietnews.ru
Lịch sử

Bí mật thương vụ bán một phần lãnh thổ của Nga cho Mỹ

24/04/2020 (Đọc 7 phút)


Sau Pie Đại đế, nước Nga bắt đầu có sức ỳ, và sức ỳ đó đã đẩy quốc gia này tụt dốc mà tín hiệu đầu tiên là việc bán vùng đất Alaska cho Mỹ.

Âm mưu từ hoàng tộc

Tháng 3/1857, Bộ trưởng Ngoại giao Nga - Công tước A. M. Gorchakov nhận được bức thư của Đại công tước Konstantin Nicolayevich đề nghị đem bán các thuộc địa của Nga ở Bắc Mỹ: “Việc bán miền đất này là cực kỳ đúng lúc, vì người Mỹ đường nào cũng sẽ chiếm nó mà ta không có cơ thu hồi lại. Hơn nữa, những thuộc địa đó không mang lại nguồn lợi đáng kể, và mất nó đi cũng không ảnh hưởng gì lắm…”.

Công tước Gorchakov lâm vào một tình huống khó xử. Ông không ủng hộ việc bán vùng Alaska; nhưng mặt khác cũng không thể bỏ qua ý kiến của một người trong hoàng tộc. Công tước quyết định chuyển bức thư cho Sa hoàng. Thật bất ngờ, vị Hoàng đế phê vào bức thư của người em trai: “Cần phải lưu tâm đến ý tưởng này”.

Thực ra, Sa hoàng làm ra vẻ bây giờ mới “lưu tâm” đến ý tưởng bán vùng Alaska cho Mỹ. Còn Công tước Gorchakov, người đã 40 năm lăn lộn ở chính trường, biết rất rõ ngọn ngành câu chuyện. Trước đó 3 năm, Đại công tước Konstantin Nicolayevich đã có cuộc gặp tại Petersburg với doanh nhân Mỹ V. Sanduss, và chính ông này đã xúi anh em Sa hoàng thực hiện hành động có một không hai trong lịch sử Nga.

Công tước Gorchacov bèn tìm cách kéo dài việc giải quyết vấn đề - ông thông báo mọi chuyện cho Đô đốc F. P. Wranghel, Thống đốc Alaska. Hiểu rõ tình thế khó khăn của người bạn, F. Wranghel đưa ra một quan điểm hợp lý và khôn ngoan: “.. Nếu chính phủ thấy rằng, việc duy trì chủ quyền đối với Alaska là không thuận lợi, rằng việc nhường vùng đất này cho Mỹ là cần thiết và có lợi, thì mức giá có thể vào khoảng 20 triệu rúp vàng”.

bi mat thuong vu ban mot phan lanh tho cua nga cho my hinh anh 1

Buổi ký hiệp định mua bán Alaska giữa Nga-Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Dựa vào ý kiến của F. Wranghel, Công tước Gorchakov đề nghị Sa hoàng không vội vàng trong việc này, mà hãy đợi đến khi Đại sứ Steckel trao đổi với Chính phủ Mỹ. Cảm thấy thời cơ chưa đến, ngày 29/4/1857, Alesander II có bút phê “Tạm thời chưa tiến hành” việc bán vùng Alaska.

“Nhóm sáng kiến” vụ lợi

Vụ việc gác lại 10 năm trời. Trong thời gian đó đã hình thành một “nhóm sáng kiến” những người ủng hộ bán vùng Alaska, gồm Đại công tước Konstantin Nicolayevich, Bộ trưởng Tài chính M. C. Rayton và Đại sứ Nga tại Mỹ, Bá tước E. A. de Steckel.

Trong đó, Đại công tước lãnh việc tác động Bộ trưởng Ngoại giao; Rayton đem khủng hoảng tài chính ra “doạ” Hoàng đế; còn Steckel duy trì mối liên hệ với Chính phủ Mỹ. Thật ngạc nhiên là các vị này đã dành hàng chục năm trong đời mình để lo một việc – bán cho kỳ được 6% lãnh thổ Đế chế Nga (năm 1860, diện tích nước Nga là 375.000 dặm vuông, trong đó diện tích vùng Bắc Mỹ thuộc Nga – vùng Alaska là 23.000 dặm vuông).

Điều này không thể giải thích bằng cách nào khác, ngoài lý do mỗi người trong bọn họ đều có quyền lợi cá nhân ích kỷ trong việc bán tống bán tháo một phần lãnh thổ nước nhà.

Quả thật, giả sử có nhu cầu thực thì tại sao không bán cho nước Anh? Người ta trả lời, vì nước Anh là đối thủ chính trị của Nga. Nhưng hoàn toàn có thể chuyển thù thành bạn; và do Alaska nằm kề thuộc địa của Anh, người Anh sẽ rất hài lòng khi mua được miếng đất “liền mảnh”.

Hơn nữa, nước Anh có thể trả giá cao hơn nhiều lần nước Mỹ đang nghèo sau những năm nội chiến. Thành thử, cách lý giải duy nhất là người mua đã được định sẵn – Chính phủ Mỹ; đứng sau người mua đó là kẻ sẽ cấp tiền – Ngân hàng “De Rotshield Phrare”.

Tháng 9/1866, Bộ trưởng Tài chính Rayton thông báo cho Sa hoàng rằng trong vòng 2 đến 3 năm tới cần chuẩn bị một khoản tiền 45 triệu rúp để trả nợ. Nhưng tiền không đào đâu ra, và vị Bộ trưởng gợi ý tiếp tục vay nước ngoài để trả. Khoản vay này phụ thuộc nhiều vào “tiến độ” giải quyết việc bán Alaska cho Mỹ.

Tháng 10/1866, Bá tước Steckel rời Washington trở về Petersburg, nơi diễn ra cuộc họp của “nhóm sáng kiến” tại nhà Đại công tước Konstantin. Giá cả đã thoả thuận xong – phía Mỹ sẵn sàng trả 5 triệu USD, bằng vàng. Vấn đề còn lại là tiếp tục gây áp lực với Công tước Gorchakov.

Ngày 16/12 năm đó, hồi 13 giờ, tất cả tập hợp tại nhà Ngoại trưởng Gorchakov. Sa hoàng đồng ý cho phép bán vùng lãnh thổ thuộc Nga ở Bắc Mỹ. Cuộc họp không ghi biên bản; chỉ có đôi dòng trong nhật ký của Hoàng đế Alesander II: “Hồi 1 giờ họp ở nhà Công tước Gorchakov bàn việc công ty Mỹ. Quyết định bán”.

Cả Hội đồng Bộ trưởng lẫn Hội đồng Nhà nước đều không được thông báo. Điều đáng nói là văn kiện quốc tế quan trọng như thế – bán một phần lãnh thổ quốc gia – mà người được uỷ quyền đàm phán và ký lại không phải là Bộ trưởng Ngoại giao, mà là Đại sứ Steckel. Hơn thế, Steckel không hề có một quyết định nào bằng văn bản. Ông chỉ được Rayton truyền đạt miệng: “Đòi 5 triệu USD”.

Viên đại sứ mất tích

Hiệp định về việc mua – bán vùng Alaska thuộc Nga cho Mỹ được Ngoại trưởng Mỹ William Seward và Đại sứ Nga Edward Steckel ký đêm 29 rạng ngày 30/3/1867. Hiệp định gồm 7 điều, quy định giá bán là 7.200.000USD vàng trả bằng tiền mặt. Thời hạn trả là 10 tháng sau khi văn bản hiệp định được phê chuẩn.

Bá tước Steckel cho rằng, việc tăng 2,2 triệu USD so với mức giá định trước là công lao của ông ta, và ông ta hoàn toàn có quyền được hưởng một phần trong số “dôi ra” đó. Thế nhưng Sa hoàng đã không chiều theo ý muốn của ngài Đại sứ – Bá tước chỉ được thưởng huân chương cùng 25.000 rúp bạc.

Sau khi hiệp định được phê chuẩn, Bộ trưởng Ngoại giao Gorchakov chuyển giao mọi công việc còn lại cho Bộ Tài chính. Theo đó, đại diện có thẩm quyền của Bộ này phải đến Washington trực tiếp nhận tiền mặt, đưa tiền lên tàu chiến Nga rồi đưa về Petersburg nộp vào quốc khố.

Thế nhưng bá tước Steckel đã tự mình đứng ra nhận tiền; và thay vì nhận tiền vàng như đã thoả thuận, ông ta đã đem về nước 7,2 triệu USD. Số tiền này, về giá trị chỉ tương đương 5,9 triệu USD vàng, và như vậy, sự vội vàng của ngài Đại sứ đã làm nước Nga thiệt 1,8 triệu USD.

Điều đáng ngạc nhiên là Nga không hề lên tiếng đòi phía Mỹ trả nốt chỗ tiền còn lại; và thừa thế, người Mỹ cũng im lặng luôn… Ngày 1/8/1868, Bá tước Steckel chuyển cho ngân khố Mỹ lời xác nhận rằng đã nhận đủ số tiền, và tấm séc hiện còn lưu giữ tại Bộ Tài chính Mỹ có tên ông ta ở phần “Người nhận”. Trong số 7,2 triệu USD, Steckel chỉ nộp vào công quỹ 7 triệu 35 nghìn, còn 165 nghìn ông ta đút túi.

Số phận tiếp theo của Steckel không được rõ ràng. Cả ở Nga, cả ở nước ngoài, không hề có dấu vết của ngài cựu đại sứ. Bá tước Edward Steckel hoàn toàn biến mất như chưa từng tồn tại.

Theo VietNamNet


Tags: bí mật, thương vụ,lãnh thổ Nga,Nga-Mỹ,
#Nga-Mỹ #bí mật #thương vụ


TIN LIÊN QUAN

Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.

Lịch sử,

01/04/2022

Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.

Lịch sử,

27/10/2021

Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.

Lịch sử,

21/10/2021

Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.

Lịch sử,

04/10/2021

Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.

Lịch sử,

23/09/2021

Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.

Lịch sử,

05/04/2021

Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.

Lịch sử,

16/02/2021

Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.

Lịch sử,

31/01/2021

Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.

Lịch sử,

04/01/2021

Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.

Lịch sử,

13/12/2020

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022