Vietnews.ru
Lịch sử

Hợp tác giữa phe Bolshevik và Bạch vệ Nga trên lãnh thổ Trung Quốc

21/05/2020 (Đọc 8 phút)


Lực lượng Bolshevik và Bạch vệ Nga vốn kình địch nhau từ Cách mạng tháng Mười năm 1917. Nhưng họ lại hợp tác thân thiện với nhau trên đất Trung Quốc.

Kẻ thù không đội trời chung

Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra vào năm 1917, xã hội Nga đã bị chia rẽ thành nhiều xu hướng. Nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử Nga đã nổ ra ngay sau đó. Nội chiến Nga giữa phe Đỏ (Cộng sản) và phe Bạch vệ (chống phá chính quyền mới của người Bolshevik) đã khiến hơn 10 triệu người thiệt mạng.

Khi phe Bạch vệ bị đánh bại, mối hận thù giữa đôi bên vẫn chưa mất đi. Trên khắp thế giới, các phần tử Bạch vệ lưu vong đã lập ra các tổ chức chống cộng, họ sẵn sàng chiến đấu chống lại Liên Xô trong Nội chiến Tây Ban Nha, cuộc Chiến tranh Mùa Đông, và thậm chí trong cả cuộc chiến xâm lược của trùm phát xít Hitler đối với Liên Xô.

hop tac giua phe bolshevik va bach ve nga tren lanh tho trung quoc hinh 1
(Ảnh: TASS)

Trong khi đó các cơ quan tình báo Liên Xô cũng không ngồi yên. Họ theo dõi chặt chẽ cộng đồng Bạch vệ lưu vong. Các thủ lĩnh và các phần tử hoạt động tích cực nhất của cộng đồng này đã bị bắt và trừ khử.

Tuy nhiên đã có một thời kỳ mà hai bên bắt tay nhau với tư cách là đồng minh, thậm chí là bạn bè. Việc này xảy ra trên đất nước Trung Hoa.

Nhân tố Nga trong nội tình Trung Quốc

Khi phong trào Bạch vệ cuối cùng bị đánh bại ở Siberia và vùng Viễn Đông Nga vào đầu thập niên 1920, hàng chục ngàn binh lính và sĩ quan Bạch vệ, cùng gia đình họ, đã bỏ chạy, vượt biên sang Trung Quốc, chọn nơi đây làm quê hương mới. Tuy nhiên họ chỉ tránh vỏ dưa trước khi gặp vỏ dừa.

Thập niên 1910 là một thập kỷ hỗn loạn không chỉ ở châu Âu và Nga. Đã trải qua một cuộc cách mạng vào năm 1911, kể từ năm 1916, Trung Quốc rơi vào kỷ nguyên của các “quân phiệt” – thời kỳ mà Trung Quốc bị chia thành các vùng do các quân phiệt khác nhau cai trị.

Đối với các phe phái đối đầu nhau này, các sĩ quan Bạch vệ là một món quà lớn. Khác với binh sĩ Trung Quốc được huấn luyện kém, quân nhân Nga có kỹ năng và kinh nghiệm chiến đấu. Họ nhanh chóng trở thành bộ phận tinh nhuệ trong đội quân của các quân phiệt.

Yan Berzin, trưởng cơ quan tình báo quân sự Liên Xô, nhận xét: “Nhờ có sự huấn luyện và tính kỷ luật của các sĩ quan Bạch vệ, họ có thể gây ra tổn thất lớn hơn nhiều so với lực lượng đối phương”.

Đối mặt với kẻ thù chung

Đến cuối thập niên 1920, Quốc dân Đảng, do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, đã cố gắng xoay sở để thống nhất Trung Quốc dưới trướng của mình, và đã giành được sự công nhận của các quân phiệt. Tuy nhiên, chính quyền đóng ở Nam Kinh này không mạnh đến mức có thể kiểm soát được tầng lớp cai trị ở các tỉnh xa xôi.

Do vậy, khi chính sách Hán hóa ép buộc và chính sách tài chính thiển cận của Thống đốc Tân Cương, Kim Thụ Nhân, dẫn tới cuộc nổi dậy quy mô lớn của người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo vào năm 1931, chính quyền Nam Kinh đã không đủ lực để can thiệp. Thậm chí khi biết rằng Thụ Nhân quay sang Liên Xô hàng xóm để nhận viện trợ quân sự, Tưởng Giới Thạch đã ủng hộ cho cuộc nổi dậy đó.

Sư đoàn Kỵ binh số 36 của Quốc dân Cách mạng Quân (thuộc phe Tưởng Giới Thạch) đã được điều tới tỉnh Tân Cương. Sư đoàn này do Mã Trọng Anh chỉ huy. Viên tư lệnh này được hứa hẹn chức vụ Thống đốc Tân Cương nếu lật đổ được Thụ Nhân.

Quân đội Nga đã thay đổi tình thế. Lắng nghe lời kêu cứu của viên thống đốc lâm nguy (quân của ông ta đã bị đánh tan tác), quân Nga đã tổ chức 4 trung đoàn để giải cứu. Dù không đủ lực để dập tắt nổi loạn, quân Nga vẫn cứu được chế độ của Thụ Nhân khỏi sụp đổ tức thời.

Liên Xô khi ấy mong muốn ngăn chặn lực lượng Quốc dân Đảng nắm được vùng này trên thực địa. Moscow đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền tỉnh Tân Cương về viện trợ quân sự. Liên Xô kiềm chế can thiệp trực tiếp nhưng lại cung cấp tài chính cho các đơn vị Bạch vệ.

Vai kề vai chiến đấu

Phe nổi dậy và Sư đoàn Kỵ binh số 36 càng đạt được bước tiến trên vùng đất Tân Cương thì càng có thêm người Hồi giáo địa phương gia nhập hàng ngũ của họ. Ngoài người Duy Ngô Nhĩ còn có người Kyrgyz, người Dungan, Kazakh, Dzungar, và các dân tộc khác chiến đấu chống lại chính quyền địa phương. Vào giữa năm 1932, khoảng 70% dân số Hồi giáo của khu vực này đã cầm vũ khí nổi dậy và mùa đông năm đó, họ chiếm được Urumqi - thủ phủ của vùng này.

Do phe nổi loạn đã cắt đứt con đường chính nối Liên Xô với Tân Cương, vốn dùng để tiếp tế cho quân đội của Thụ Nhân, việc chế độ của ông này sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vào ngày 12/4/1933, với sự trợ giúp của quân Bạch vệ, viên tướng cơ hội Thịnh Thế Tài đã lật đổ vị thống đốc kém may mắn, và khi ngồi được vào chiếc ghế này, ông ta dốc sức bảo đảm sự can thiệp quân sự từ Moscow. Tướng Thịnh thậm chí còn trực tiếp bay tới thủ đô Liên Xô vài lần.

Cuối cùng các nỗ lực của Thịnh Thế Tài đã được đền đáp. Vào tháng 11/1933, quân đội tình nguyện Altai đã tiến vào Tân Cương. Để che giấu việc Moscow trực tiếp lâm chiến, binh sĩ Liên Xô đã mặc quân phục Bạch vê, tuy nhiên do thói quen họ vẫn tiếp tục gọi chỉ huy của mình là “đồng chí” thay vì gọi là “sếp”.

Nhiệm vụ đầu tiên của đơn vị Hồng quân này là giành lại quyền kiểm soát đối với con đường nối với Liên Xô. Họ thực hiện điều này bằng cách chiếm thị trấn Chuguchak ở biên giới. Khi làm vậy, họ hợp tác với trung đoàn Cossack số 2 của Bạch vệ - đây là hoạt động quân sự liên hợp đầu tiên giữa 2 kẻ thù trong chiến dịch này.

Kế đó, liên quân Hồng quân-Bạch vệ được lệnh đẩy quân của Mã Trọng Anh ra khỏi thủ phủ vùng. Cuộc nổi dậy cuối cùng bị đè bẹp vào tháng 2/1934. Để ngăn ngừa tái diễn tình trạng hỗn loạn, Thịnh Thế Tài đã trao cho người Duy Ngô Nhĩ quyền lợi ngang hàng với người Hán.

Trở thành hàng xóm đặc biệt

Vào cuối tháng 4/1934, lực lượng Hồng quân rời Tân Cương. Liên Xô để lại ở Urumqi đội ngũ cố vấn quân sự và một trung đoàn kỵ binh khoảng hơn 1.000 người cộng thêm pháo và xe thiết giáp.

Ngoài ra, các trung đoàn Bạch vệ đóng tại đó cũng được giảm từ 4 trung đoàn xuống còn 1.

Rốt cuộc các kẻ thù của nhau này đã không chỉ có thể chiến đấu bên nhau mà còn cùng tồn tại trong hòa bình.

Một báo cáo của Liên Xô được gửi từ tỉnh Tân Cương về Moscow vào ngày 26/3/1935 có đoạn: “Các nhóm Hồng quân và Bạch vệ sống với nhau không chỉ hòa bình mà còn thân thiện… Nhóm Bạch vệ lưu vong không còn mối hận thù trước đây đối với Hồng quân”.

Liên Xô đã củng cố vị thế của mình ở Tân Cương, cung cấp vũ khí cho vùng này, huấn luyện lực lượng quân sự địa phương, thiết lập các mối quan hệ thương mại, và mở rộng mạng lưới điệp viên. Thực tế này không khiến phe Bạch vệ tại đây lo ngại. Trái lại những người Bạch vệ này còn chủ động tiếp xúc với cơ quan tình báo Liên Xô và hàng ngàn người trong số họ có may mắn được hồi hương và bắt đầu cuộc sống mới.

Thịnh Thế Tài vẫn là một người bạn trung thành của Liên Xô cho tới khi Chiến dịch Barbarossa (của phát xít Đức xâm lược Liên Xô) bắt đầu. Khi đó Thịnh Thế Tài quyết định lợi dụng cảnh ngộ của Liên Xô khi đó để nới lỏng sự kiểm soát của họ đối với mình. Lãnh tụ Liên Xô Stalin nhớ mãi điều này, nên vào năm 1944 khi Quốc dân Đảng tái chiếm tỉnh Tân Cương và lật đổ viên thống đốc thiếu kiên định, Moscow đã khoanh tay ngồi nhìn.

Theo VOV


Tags: Bolshevik ,Bạch vệ,Trung Quốc,
#Trung Quốc #Bolshevik #Bạch vệ


TIN LIÊN QUAN

Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.

Lịch sử,

01/04/2022

Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.

Lịch sử,

27/10/2021

Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.

Lịch sử,

21/10/2021

Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.

Lịch sử,

04/10/2021

Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.

Lịch sử,

23/09/2021

Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.

Lịch sử,

05/04/2021

Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.

Lịch sử,

16/02/2021

Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.

Lịch sử,

31/01/2021

Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.

Lịch sử,

04/01/2021

Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.

Lịch sử,

13/12/2020

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022