Nga công khai tư liệu vụ thảm sát Katyn
Matxcơva lần đầu tiên công bố những tư liệu liên quan đến vụ thảm sát hàng nghìn sĩ quan Ba Lan trong một động thái chia sẻ sau cái chết của tổng thống nước này.
Cố tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski cùng vợ và 94 quan chức đã tử nạn hôm 10/4 trong một tai nạn máy bay ở Smolensk, miền tây nước Nga. Đoàn quan chức đến đây để dự lễ tưởng niệm 22.000 sĩ quan Ba Lan bị mật vụ Liên Xô bắn chết năm 1940 tại cánh rừng Katyn.
Người dân mang băng rôn "Katyn 1940-2010" trong lễ tưởng niệm cố Tổng thống Lech Kaczynski và các nạn nhân tai nạn máy bay tại quảng trường Pilsudski, thủ đô Warsaw, Ba Lan, hôm 17/4. Ảnh: Reuters.
Reuters cho hay Phòng lưu trữ liên bang Nga hôm qua công bố trên trang web những bức ảnh chụp lại một số tài liệu liên quan đến vụ thảm sát. Trong số này có công hàm ngày 5/3/1940 của Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Lavrenty Beria ra lệnh xử tử "những người Ba Lan theo chủ nghĩa dân tộc, phản cách mạng". Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin và ba thành viên bộ chính trị ký.
Động thái này được đánh giá là một tín hiệu nữa cho thấy căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ba Lan đang dần được giải tỏa. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev mô tả hành động này là một "nghĩa vụ".
"Hãy để mọi người thấy chúng, để họ biết ai đã ra quyết định giết những sĩ quan Ba Lan", Tổng thống Medvedev phát biểu tại Đan Mạch hôm qua. "Tất cả đều rõ ràng trên các văn kiện. Mọi chữ ký còn đó và người ký thì ai cũng biết là ai".
Medvedev nói thêm rằng ông đã yêu cầu giao cho Ba Lan một số tài liệu về Katyn mà Nga còn nắm giữ. Tuy nhiên, Kremlin vẫn phản đối việc Ba Lan kêu gọi gắn cuộc thảm sát Katyn với "tội ác diệt chủng".
Trong một cuộc họp báo ở thủ đô Warsaw, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hoan nghênh những phát biểu của Medvedev. "Tai nạn máy bay ở Smolensk cần sự thật, không phải lời nói... Tôi tự hỏi phía Nga có tận dụng cơ hội mà thảm kịch này đem lại để cải thiện quan hệ giữa hai nước", ông nói thêm.
Trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến II, Nga đổ lỗi cho phát xít Đức thực hiện vụ thảm sát Katyn. Mãi đến năm 1990, Nga mới thừa nhận trách nhiệm. Các nhà sử học, chính trị gia và gia đình những người bị giết đều đã biết đến những tư liệu mới công bố này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hầu hết người Nga có thể tiếp cận bản chụp những tài liệu gốc.
Cánh rừng Katyn nằm ở phía tây thành phố Smolensk, cách biên giới Nga-Belarus khoảng 60 km. Tại đây, người ta tìm thấy một số mộ tập thể của những nạn nhân vụ thảm sát.
Theo VNExpress.net
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020